Lời giải Câu 4.14 Bài 4. Dung dịch và nồng độ (trang 11, 12, 13, 14) – SBT Khoa học tự nhiên (KHTN) lớp 8 Kết nối tri thức. Gợi ý: Dựa vào dung dịch và nồng độ.
Câu hỏi/Đề bài:
Trong phòng thí nghiệm có một dung dịch Na2CO3, pipette, đĩa thuỷ tinh, cân, tủ sấy. Hãy nêu các bước thực nghiệm để xác định nồng độ phần trăm của dung dịch trên.
Hướng dẫn:
Dựa vào dung dịch và nồng độ
Lời giải:
Các bước xác định nổng độ C% của dung dịch:
Bước 1: Cân chính xác khối lượng 1 đĩa thuỷ tinh (m0).
Bước 2: Hút khoảng 5 – 10 mL dung dịch Na2CO3 và cho lên đĩa thuỷ tinh. Cân lại tổng khối lượng đĩa thuỷ tinh và dung dịch (m1).
Bước 3: Cho dung dịch trên đĩa thuỷ tinh vào tủ sấy. Thỉnh thoảng lấy ra, để nguội rồi cân lại. Khi khối lượng không thay đổi nữa tức là nước đã bay hơi hết, chỉ còn lại Na2CO3 không bay hơi. Cân lại khối lượng này (m2).
Cách tính nồng độ như sau:
Khối lượng dung dịch là: m1 – m0.
Khối lượng chất tan là: m2 – m0.
Nồng trăm dung dịch sẽ được tính theo công thức:
C%=\(\frac{{{m_2} – {m_0}}}{{{m_1} – {m_0}}}.100\% \)
Chú ý: Cách làm trên áp dụng để tính nồng độ các dung dịch chứa chất tan không bay hơi. Đối với dung dịch chứa chất tan bay hơi như HCl, NH3,… thì không áp dụng được.