Đáp án Câu 15.11 Bài 15. Áp suất trên một bề mặt (trang 43, 44) – SBT Khoa học tự nhiên (KHTN) lớp 8 Kết nối tri thức. Tham khảo: Áp dụng công thức tính áp suất \(p = \frac{F}{S}\.
Câu hỏi/Đề bài:
Một vật có trọng lượng 8,4 N, có dạng hình hộp chữ nhật, kích thước 3 cm X 4 cm X 5 cm. Hãy tính áp lực và áp suất trong các trường hợp khi lần lượt đặt ba mặt của vật này lên mặt sàn nằm ngang và nhận xét về các kết quả tính được
Hướng dẫn:
Áp dụng công thức tính áp suất \(p = \frac{F}{S}\)
Lời giải:
Trong trường hợp này thì trọng lượng của vật chính là áp lực mà vật tác dụng lên mặt đất
Diện tích các mặt của khối hộp chữ nhật là:
S1 = 3.4 = 12 cm2 = 0,0012 m2
S2 = 4.5 = 20 cm2 = 0,002 m2
S3 = 3.5 = 15 cm2 = 0,0015 m2
Áp suất trong các trường hợp khi lần lượt đặt ba mặt của vật này lên mặt sàn nằm ngang là
\({p_1} = \frac{F}{{{S_1}}} = \frac{{8,4}}{{0,0012}} = 7000N/{m^2}\)
\({p_2} = \frac{F}{{{S_2}}} = \frac{{8,4}}{{0,002}} = 4200N/{m^2}\)
\({p_3} = \frac{F}{{{S_3}}} = \frac{{8,4}}{{0,0015}} = 5600N/{m^2}\)
Nhận xét: Diện tích tiếp xúc sàn nhà của các mặt càng lớn thì áp suất càng nhỏ