Trang chủ Lớp 7 Văn lớp 7 Văn mẫu 7 - Kết nối tri thức Viết đoạn văn về cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi trong...

Viết đoạn văn về cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi trong bài thơ “Quê hương” của nhà thơ Tế Hanh: Bài làm 1 Khung cảnh ra khơi là một ngày đẹp trời với trời trong, gió nhẹ. Nền thiên nhiên hiện ra trong trẻo

Phân tích và giải Viết đoạn văn về cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi trong bài thơ “Quê hương” của nhà thơ Tế Hanh – Viết đoạn văn khoảng 12 câu về cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi trong bài thơ “Quê hương” của nhà thơ Tế Hanh – Văn mẫu 7 Kết nối tri thức. Khung cảnh ra khơi là một ngày đẹp trời với trời trong, gió nhẹ….

Bài làm 1

Khung cảnh ra khơi là một ngày đẹp trời với trời trong, gió nhẹ. Nền thiên nhiên hiện ra trong trẻo, thơ mộng đón những người dân chài ra khơi cho một ngày mới bội thu. Bởi vậy, cả con người lẫn thuyền chài đều mang trong mình một khí thế hăm hở, một sức sống mãnh liệt. So sánh con thuyền với “con tuấn mã” là một hình ảnh ấn tượng, độc đáo, thể hiện sự nhanh nhẹn, hình ảnh con thuyền lướt băng băng trên những ngọn sóng. Con thuyền như một con chiến mã, con người đẹp đẽ như những chàng kị sĩ tài ba, chèo lái con thuyền, đè sóng, cưỡi gió ra khơi. Đặc biệt là hình ảnh cánh buồm thân quen nay được đưa vào thơ ca mang vẻ đẹp lãng mạn nhưng cũng căng tràn sức sống. Cánh buồm vô tri được người thi sĩ thổi hồn và trở nên đẹp đẽ lạ thường. Cánh buồm như mang theo tâm hồn thiêng liêng của cả làng chài. Con thuyền như tự “rướn” thân mình vươn ra biển lớn, hòa nhập vào với nắng và gió của biển khơi, góp sức nuôi sống làng chài. Cánh buồm ấy mang dáng vóc của một chàng lực sĩ rướn thân trắng, ưỡn căng lồng ngực mênh mông, hít một hơi dài chủ động thu hết sóng gió bao la của biển khơi để bay lên, ngang tầm với không gian mênh mông của đại dương. Thật là những câu thơ tuyệt đẹp! Như vậy, đoạn thơ đã làm nổi bật hình ảnh đoàn thuyển ra khơi với một khí thế thật hào hứng.

Bài làm 2

Đoàn thuyền ra khơi trong buổi sớm mai hiện lên đầy ấn tượng. Tác giả đã sử dụng thành công biện pháp nghệ thuật so sánh và ẩn dụ cho bài thơ, câu thơ “Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng” sử dụng phép so sánh cánh buồm với mảnh hồn làng, cái cụ thể với cái trừu tượng. Con thuyền là sự sống của người dân làng chài, bởi vậy cánh buồm là linh hồn của người dân vùng biển. Cánh buồm đi đến đâu họ dõi theo đến đó, đặt vào đó biết bao nhiêu niềm tin và hy vọng. Hình ảnh “Rướn thân trắng bao la thâu góp gió” thật đẹp trong dáng vẻ và sức vóc cường trắng. Một hình ảnh, ý nghĩa được đưa lên thành biểu tượng tâm hồn. Bài thơ đã cho thấy được hình ảnh thật đẹp về người dân làng chài nơi đây.