Giải và trình bày phương pháp giải Qua nỗi nhớ của nhà thơ – một người con phải sống xa quê – cảnh sắc Gò Me hiện lên như thế nào? – Bài 2. Khúc nhạc tâm hồn – Văn mẫu 7 Kết nối tri thức. Qua nỗi nhớ của nhà thơ – một người con phải sống xa quê – cảnh sắc Gò Me hiện…
Qua nỗi nhớ của nhà thơ – một người con phải sống xa quê – cảnh sắc Gò Me hiện lên vừa bình dị, thân thuộc, vừa sinh động, lung linh. Không gian được khắc họa với những cảnh vật rộng lớn, mênh mông như “bể, triền đê, ruộng lúa, ao làng”. Âm thanh nơi đây sống động, giàu nhạc điệu: âm thanh leng keng của tiếng nhạc ngựa, róc rách của ao làng, lao xao của vườn mía, nhẹ nhàng của mái lá… Ánh sáng hiện lên phong phú với nhiều màu sắc, cung bậc của những quãng thời gian khác nhau trong ngày. Ánh sáng trầm tĩnh của đốm hải đăng tắt, lóe; ánh sáng chói rực của mặt trời; ánh sáng lung linh của vầng trăng khuya. Cảnh vật Gò Me hiện lên với sự trong mát, bình yên, giản dị của miền quê thân thiện: nằm dưới hàng me, nghe tre thổi sao; bướm chim bay lượn rập rờn; chim cu gáy giữa trưa hanh nồng; gió dìu xao xuyến bờ tre… Như vậy, thiên nhiên Gò Me hiện lên như một bức tranh phong cảnh tươi đẹp với đầy đủ màu sắc trong mát của cây cối, âm thanh sinh động của tiếng chim và những hình ảnh động rập rờn của bươm bướm hay những chiếc lá đong đưa trong chiều hè.