Trang chủ Lớp 7 Văn lớp 7 Văn mẫu 7 - Kết nối tri thức Dàn ý Văn mẫu 7: Dàn ý I. Giới thiệu về thể...

Dàn ý Văn mẫu 7: Dàn ý I. Giới thiệu về thể loại truyện ngụ ngôn (khái niệm, đặc trưng về nghệ thuật

Lời giải Dàn ý – Văn mẫu 7 Kết nối tri thức.

Câu hỏi/Đề bài:

Dàn ý

I. Mở bài

– Giới thiệu về thể loại truyện ngụ ngôn (khái niệm, đặc trưng về nghệ thuật, ý nghĩa…)

– Giới thiệu về truyện “Ếch ngồi đáy giếng” (tóm tắt, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật…)

– Nhân vật ếch và rùa: ếch là con vật nhỏ bé, hiểu biết hạn hẹp nhưng lại kiêu ngạo còn rùa là một con vật thuộc biển đông bao la rộng lớn, hiểu biết rộng nhưng có tính tình khiêm tốn

II. Thân bài

1. Nhân vật ếch

– Hoàn cảnh sống chật hẹp, hạn hẹp: trong một cái giếng sụp

– Thái độ: Sung sướng, kiêu ngạo “có thể ra khỏi giếng, nhảy lên miệng giếng, rồi lại vô giếng,… Ngó lại phía sau, thấy những con lăng quăng, con cua, con nòng nọc, không con nào sướng bằng tôi”

– Cách sống: một mình chiếm một chỗ nước tụ

→ Thiếu hiểu biết, nhận thức hạn hẹp, nông cạn nhưng lại kiêu ngạo, huênh hoang

2. Nhân vật rùa

– Môi trường sống rộng lớn, bao la: biển đông

– Thái độ của rùa: nhẹ nhàng, “từ từ rút chân ra, lùi lại”

→ Hiểu biết nhưng khiêm tốn

3. Bài học rút ra

– Môi trường nhỏ bé, hạn hẹp sẽ hạn chế tầm hiểu biết. Khi sống lâu ở môi trường ấy, không mở rộng thì hiểu biết trở nên nông cạn.

– Phải cố gắng mở rộng hiểu biết, tầm nhìn.

– Khi thay đổi môi trường sống cần thận trọng, khiêm tốn để thích nghi.

III. Kết bài

– Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện

+ Nội dung: phê phán những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà huênh hoang, khuyên nhủ người ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan, kiêu ngạo.

+ Nghệ thuật: mượn chuyện con vật để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, xây dựng hình tượng gần gũi, quen thuộc…

– Bài học cho bản thân: không được chủ quan, kiêu căng, phải luôn cố gắng học hỏi để mở rộng hiểu biết của bản thân…