Trang chủ Lớp 7 Văn lớp 7 Văn mẫu 7 - Kết nối tri thức Dàn ý chi tiết Viết đoạn văn nêu cảm nhận về bài...

Dàn ý chi tiết Viết đoạn văn nêu cảm nhận về bài thơ Mẹ Văn mẫu 7: Mở đoạn: Dẫn dắt, giới thiệu về bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai. Bài thơ là cảm xúc yêu thương

Hướng dẫn giải Dàn ý chi tiết Viết đoạn văn nêu cảm nhận về bài thơ Mẹ – Văn mẫu 7 Kết nối tri thức.

Câu hỏi/Đề bài:

1. Mở đoạn:

– Dẫn dắt, giới thiệu về bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai.

– Bài thơ là cảm xúc yêu thương, tiếc nuối của tác giả khi thấy mẹ ngày một già đi.

2. Thân đoạn:

– Nêu cụ thể cảm xúc của em về yếu tố nội dung hay nghệ thuật đặc sắc đã xác định ở mở đoạn.

– Hình ảnh đối lập giữa mẹ và cây cau

+ Biện pháp tu từ so sánh được sử dụng để chỉ ra sự đối lập giữa hình ảnh “mẹ” và “cau”: “Lưng mẹ còng rồi/ Cau thì vẫn thẳng”, “Cau – ngọn xanh rờn/ Mẹ – đầu bạc trắng”.

+ Hai hình ảnh, hai màu sắc trái ngược đã nhận mạnh và làm nổi bật tâm trạng thảng thốt cũng như nỗi đau thầm lặng, quặn thắt trong lòng tác giả khi nhận ra mẹ đã già.

+ Các cặp từ trái nghĩa, đối lập: còng -thẳng, xanh rờn -bạc trắng, cao – thấp, giời – đất

→ Thực tế khắc nghiệt của thời gian mẹ thì ngày một già nua, yếu đuối, còn tre thì ngày càng cao lớn, vững chãi.

+ “Ngày con còn bé…Mẹ còn ngại to” à Miếng cau bổ ra ngày càng nhỏ cũng đủ gợi cho ta tuổi già món mém của mẹ. Cau bổ tư rồi cau bổ tám như những chia sẻ, san sẻ hút dần sức lực của mẹ.

+ Nhịp thơ bốn chữ cứ có cảm giác cứ như lập cập, thổn thức, gieo gieo từng giọt nước mắt lặn vào trong buốt nhói với bao chiêm nghiệm.

– Cảm xúc, tâm trạng của con khi nghĩ về mẹ.

+ Hình ảnh miếng cau: “Một miếng cau khô – Khô gần như mẹ” cũng đủ bao cảm thông khi: “Con nâng trên tay – Không cầm được lệ”. Hai chữ “nâng” và “cầm” đều chỉ động thái của tình cảm. Nếu “nâng” trang trọng kính trọng biết bao thì “cầm” lại nén bao đắng cay, tiếc xót.

+ Câu hỏi tu từ “Ngẩng trời hỏi vậy – sao mẹ ta già” à Câu hỏi tự vấn đất trời cũng chính là tự vấn lòng mình. Một sự cô đơn ngỡ như vô vọng: “Không một lời đáp – Mây bay về xa”.

3. Kết đoạn:

– Bài thơ thể hiện sự xót thương, buồn bã của con khi nghĩ đến mẹ. Qua đó ca ngợi sự hiếu thảo, yêu thương mẹ của con.