Trả lời Dàn ý chi tiết Viết đoạn văn nêu cảm nhận về bài thơ Bắt nạt – Văn mẫu 7 Kết nối tri thức.
Câu hỏi/Đề bài:
1. Mở đoạn:
– Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Thế Hoàng Linh
– Giới thiệu về bài thơ “Bắt nạt” (hoàn cảnh sáng tác, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật,…)
2. Thân đoạn:
– Thái độ về hành vi bắt nạt
+ Thẳng thắn phê bình hành vi: Bắt nạt là xấu lắm.
+ Đưa ra ý kiến, lời khuyên: Đừng bắt nạt, bạn ơi
+ Nguyên nhân: Bất cứ ai trên đời/Đều không cần bắt nạt
_ Gợi ý việc làm tốt thay vì bắt nạt
+ Những việc có thể làm thay vì bắt nạt người khác: học hát, nhảy híp-hóp, ăn mù tạt, đối diện với thử thách…
+ Sẵn sàng bênh vực những người yếu đuối nhút nhát: giống thỏ con, đáng yêu và cần nhận được sự yêu thương.
– Những đối tượng không nên bắt nạt
+ Con người: người lớn, trẻ con, ai, đất nước
+ Sự vật: mèo chó, cái cây
+ Lí do: Vì bắt nạt dễ lây.
=> Chúng ta không nên bắt nạt bất kỳ ai, vì đó là hành vi xấu có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội.
– Hành động bảo vệ người bị bắt nạt
+ Cách bảo vệ:
+ “Bạn nào bắt nạt bạn/Cứ đưa bài thơ này”: muốn đánh vào nhận thức qua việc đọc bài thơ.
+ “Bảo nếu cần bắt nạt/Cứ đến bắt nạt tớ”: sẵn sàng bảo vệ những người bị bắt nạt
+ Khẳng định ý kiến của bản thân “Vẫn không thích bắt nạt/Vì bắt nạt rất hôi”: cho thấy hành động bắt nạt vô cùng xấu xa.
=> Bài học: Cần đối xử tốt với bạn bè, có thái độ hoà đồng và đoàn kết, sẵn sàng giúp đỡ, bênh vực những bạn yếu hơn mình. Qua đó, chúng ta cần có thái độ đúng đắn trước hiện tượng bắt nạt, xây dựng môi trường học đường lành mạnh, an toàn, hạnh phúc.
3. Kết đoạn:
– Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ