Giải chi tiết Dàn ý chi tiết Viết bài văn phân tích nhân vật Sọ Dừa trong truyện Sọ Dừa – Văn mẫu 7 Kết nối tri thức.
Câu hỏi/Đề bài:
1. Mở đoạn:
– Giới thiệu chung về kho tàng truyện cổ tích dân gian Việt Nam.
– Truyện “Sọ Dừa” là một câu chuyện dân gian Việt Nam với nhiều tình tiết hoang đường, mang ý nghĩa cuộc sống và ước mơ của người nông dân nghèo.
2. Thân đoạn:
– Sự ra đời của Sọ Dừa:
+ Sọ Dừa ra đời một cách huyền bí và kỳ lạ với nhiều tình tiết tưởng tượng và phi thực tế.
+ Một bà mẹ khát nước trong lúc làm đồng đã uống nước trong chiếc sọ dừa và sau đó mang thai và sinh ra một cậu bé không chân, không tay, chỉ có một cái đầu giống sọ dừa, được đặt tên là Sọ Dừa. Cuộc sống của Sọ Dừa ngày càng khó khăn khi lớn lên đến 7- 8 tuổi.
→ Sọ Dừa thuộc kiểu nhân vật xấu xí. Qua đó, thể hiện sự thương cảm, quan tâm của nhân dân với con người chịu thiệt thòi, khó khăn, thấp hèn.
– Tấm lòng hiếu thảo của Sọ Dừa:
+ Mẹ nói với Sọ Dừa về tình hình gia đình ngày càng nghèo khó và không biết làm sao để nuôi Sọ Dừa tiếp, không biết tương lai của hai mẹ con sẽ ra sao.
+ Sọ Dừa trấn an mẹ rằng sẽ đi làm cho nhà phú ông kiếm tiền nuôi mẹ: “mẹ yên tâm con lớn rồi con sẽ đi ở đợ cho nhà phú hộ kiếm tiền nuôi mẹ”.
→ Tấm lòng hiếu thảo của người con sẽ không bị vẻ ngoài xấu xí che đậy. Phẩm chất bên trong mỗi người con Việt không bao giờ tàn lụi, khi cần nó trở thành sức mạnh vũ khí mạnh mẽ. Sọ Dừa sẵn sàng mọc chân tay để cứu mẹ qua cảnh đói, nghèo.
– Hành trình theo đuổi tình yêu và lấy được vợ:
+ Mặc dù Sọ Dừa ngoại hình xấu xí, nhưng cậu rất nhanh nhẹn và hoạt bát. Ban đầu, khi Sọ Dừa xin làm công việc cho nhà phú ông, phú ông từ chối. Tuy nhiên, sau khi suy nghĩ kỹ hơn, phú ông nhận thấy Sọ Dừa có thể giúp đỡ trong việc chăn bò lại ít tốn cơm nên đã chấp nhận Sọ Dừa.
+ Hàng ngày, Sọ Dừa đưa bò đi ăn đồng xa, con nào con nấy cũng khỏe mạnh và béo tốt. Phú ông rất tin tưởng và lấy làm hài lòng khi cậu ăn ít làm nhiều như vậy.
+ Nhà phú ông có ba cô con gái, nhưng chỉ có cô út dịu dàng và chịu khó mang cơm cho Sọ Dừa.
+ Sọ Dừa nói với mẹ rằng anh muốn lấy một trong ba cô con gái của phú ông. Mẹ Sọ Dừa vì thương con nên đã qua nhà phú ông hỏi cưới vợ cho chàng, nghe chuyện phú ông rất tức giận và khinh thường, bèn vờ đồng ý thách cưới Sọ Dừa phải mang đến nhiều sính lễ là vàng, bạc và châu báu.
+ Mẹ chàng lo lắng vô cùng nhưng đến ngày hỏi cưới trong nhà có nhiều vàng, bạc và châu báu để làm sính lễ.
+ Hai cô chị con gái của phú ông thấy Sọ Dừa xấu xí và kỳ lạ bèn tỏ ra cười nhạo, chỉ có cô út đồng ý. Sau khi kết hôn, Sọ Dừa trở thành một chàng trai tuấn tú và thông minh.
→ Ước mơ công bằng của nhân dân. Người thiệt thòi sẽ được bù đắp.
– Bị hãm hại nhưng thoát nạn, cái kết có hậu.
+ Khi đi xa, chàng căn dặn vợ kĩ càng.
+ Vợ bị các cô chị hại nhưng nhờ lời dặn của Sọ Dừa thoát nạn.
+ Chẳng bao lâu họ đoàn tụ, kẻ xấu bỏ xứ ra đi.
→ Thể hiện quan niệm của nhân dân về cái tốt, cái xấu. Người tốt thì gặp điều tốt, kẻ ác sẽ bị trừng trị.
– Tinh thần nhân văn và ước muốn của nhân dân ta
+ Sọ Dừa, với hình dạng xấu xí và khác người, đã thể hiện một tinh thần nhân đạo sâu sắc, sự thương cảm và lòng ưu ái đối với những số phận bất hạnh và thiếu may mắn. Câu chuyện muốn nhắn nhủ rằng không nên chỉ tập trung vào vẻ bề ngoài mà đánh giá một con người nên dựa vào những phẩm chất bên trong. Mặc dù khiếm khuyết, Sọ Dừa lại sở hữu nhiều tài năng, thông minh và sự nhanh nhẹn.
→ Điều quan trọng là không chỉ nhìn vào vẻ ngoài mà còn đánh giá một người dựa trên những phẩm chất và năng lực thực sự của họ. Hình dạng xấu xí của Sọ Dừa chỉ là vỏ bọc bên ngoài, không thể phản ánh được sự giá trị thực sự của một con người.
3. Kết đoạn:
– Truyện Sọ Dừa mang ý nghĩa sâu sắc về tình yêu và lòng nhân ái. Đề cao giá trị của con người.
– Ở hiền ắt gặp lành. Người có tấm lòng nhân hậu chắc chắn sẽ được hưởng cuộc sống hạnh phúc.
– Khẳng định tính công bằng, chiến thắng cái ác.