Giải Dàn ý chi tiết Nêu ý kiến của em về vấn đề: Vệ sinh trường học là trách nhiệm của những người lao công đã được nhà trường trả lương – Văn mẫu 7 Kết nối tri thức.
Câu hỏi/Đề bài:
1. Mở đoạn:
– Mỗi học sinh muốn có được sự phát triển tốt nhất về năng lực, đạo đức cần có môi trường học tập tốt.
– Để môi trường lớp học luôn xanh, sạch đẹp, việc vệ sinh trường học thường xuyên là điều rất quan trọng.
– Vậy liệu rằng vệ sinh trường học có phải là trách nhiệm của những người lao công đã được nhà trường trả lương?
2. Thân đoạn:
– Giải thích:
+ Vệ sinh trường học – hoạt động nhằm bảo đảm điều kiện tốt nhất về môi trường, cơ sở vật chất trường, lớp, các trang thiết bị, chế độ vệ sinh dạy học, học tập, tập luyện thể dục, thể thao.
+ Ý nghĩa của việc dọn dẹp vệ sinh trường học: giúp học sinh và các giáo viên có môi trường học tập tốt hơn, xanh sạch đẹp và đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất cũng như sức khoẻ tốt nhất.
– Vệ sinh trường học không phải chỉ là trách nhiệm của những người lao công được nhà trường trả lương.
+ Vệ sinh trường học là công việc chung của tất cả mọi người ( thầy cô, học sinh).
+ Mỗi cá nhân, đặc biệt là học sinh phải có ý thức bảo vệ môi trường trường học.
+ Môi trường học tập này là của đối tượng nào, người lao công chỉ chịu trách nhiệm những khu vực nào, nếu mỗi người hs chỉ trông chờ vào người lao công mà không biết tự ý thức được trách nhiệm của mình trong việc dọn dẹp vệ sinh trường học thì môi trường sẽ ra sao, đạo đức, nhân cách của mỗi HS sẽ bị ảnh hưởng như thế nào, ánh mắt mọi người: bạn bè, thầy cô nhìn vào người HS đó sẽ như thế nào,….
– Hiện trạng và hậu quả:
+ Nếu học sinh có thói quen ỷ lại vào những người lao công:
+ Họ xả rác ở bất cứ nơi đâu, không nhặt giấy rác tại chỗ ngồi sau mỗi buổi học.
+ Không sắp xếp lại bàn ghế ngay ngắn.
+ Việc giữ gìn về sinh chung không phải trách nhiệm của một cá nhân cụ thể nào mà đó là trách nhiệm chung của tất cả mọi người
+ Thái độ khinh thường, thiếu tôn trọng sức lao động của những người lao công, ảnh hưởng đến đạo đức và nhân cách của bản thân người học sinh.
+ Không được yêu mến từ thầy cô và bạn bè xung quanh.
– Giải pháp:
+ Cần ý thức được trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn vệ sinh lớp học cũng như môi trường xung quanh lớp học, không nên có thái độ ỷ lại vào người khác
+ Nhà trường nên có những hình thức xử phạt những em học sinh xả rác bừa bãi, hay có những quy định về khuôn viên ăn uống của học sinh
+ Gia đình cũng nên nhắc nhở con em mình phải vứt rác đúng nơi quy định và đảm bảo vệ sinh chung.
3. Kết đoạn:
– Khẳng định lại ý kiến của mình: Môi trường là nơi chúng ta sinh sống, học tập và làm việc, vì thế bảo vệ môi trường là bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta, đó không phải là công việc của riêng cá nhân nào.
– Liên hệ bản thân: . Khi còn là học sinh, chúng ta cần nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh hơn nữa, từ trường học đến môi trường chung bên ngoài xã hội.