Hướng dẫn giải Câu tham khảo Mẫu 2 Viết bài văn phân tích nhân vật Cecilia Paim trong tác phẩm Cây cam ngọt của tôi – Văn mẫu 7 Kết nối tri thức.
Câu hỏi/Đề bài:
Người nghệ sĩ Nguyễn Khải đã tạo nên một nhân vật thật đẹp, thật đáng trân trọng. Dưới ngòi bút tài hoa ấy, nhân vật ông Quải hiện lên được chăm chút từng nét vẽ, được yêu thương, nâng niu trong từng câu chuyện. Chính nhân vật ấy đã mang trong mình linh hồn của người nghệ sĩ, tạo nên sức sống bất diệt cho tác phẩm, trường tồn mãi trong dòng chảy vô tình của thời gian.
Ông Quải là một nhân vật trong đoạn trích “Giận Ông Giời” có nghệ thuật xây dựng rất đặc biệt. Trong đoạn trích, ông Quải tỏ ra rất tự tin và không sợ hãi. Ông Quải đi bộ đội năm 1966, năm ấy ông mới 19 tuổi. Hành quân một mạch từ Hòa Bình vào tận Bê Hai, bổ sung cho tiểu đoàn Ba Lẻ Bảy. Năm đến cả tiểu đoàn chỉ có vài thằng lính quê ở ngoài này. Mùa xuân năm 1968 đánh cầu chữ Y, tháng 5 đánh nhau ở Ngã ba Sở Gà, vẫn còn mảnh đạn găm lưng đây. Cuối năm 1969 sang hậu cần đóng quân bên đất bạn. Chia tay với tiểu đoàn anh hùng nhìn trước nhìn sau chỉ thấy toàn lính Bắc, mà cũng đã thay mấy đợt quân rồi. Ông Quải lại là trung đội trưởng trinh sát của tiểu đoàn, một buổi sáng bảy cái lệnh, toàn lệnh đặc biệt nên Bê trưởng phải tự đi không dám giao cho ai, đi vào chỗ chết cả mà không chết, cái mạng cũng là lớn. Ông là Dũng sĩ diệt Mỹ, Chiến sĩ diệt xe cơ giới, chiều lên cơn sốt rét 41 độ, tối đến đầu óc còn choáng váng vẫn nhảy ra dẫn anh em đi chiến đấu, ai ngăn cũng không được.
Tóm lại, nghệ thuật xây dựng nhân vật ông Quải trong đoạn trích “Giận Ông Giời” được thể hiện qua việc sử dụng các chi tiết mô tả, hành động và suy nghĩ của nhân vật. Nhờ vào những yếu tố này, ông Quải trở thành một nhân vật sống động, đa chiều và đầy sức hút trong câu chuyện. Quả thật, tác phẩm “Giận Ông Trời” là một tác phẩm mang tính nhân văn sâu sắc, mở ra những tri thức và suy ngẫm mới về cuộc sống và con người.