Trang chủ Lớp 7 Văn lớp 7 Văn mẫu 7 - Kết nối tri thức Câu tham khảo Mẫu 1 Viết bài văn phân tích nhân vật...

Câu tham khảo Mẫu 1 Viết bài văn phân tích nhân vật Thần Đồng trong Đường vào trung tâm vũ trụ Văn mẫu 7: Bằng trí tưởng tượng của mình, tác giả Hà Thủy Nguyên đã sáng tác nên tác phẩm vô cùng độc đáo mang tên “Đường vào trung tâm vũ trụ”

Lời giải Câu tham khảo Mẫu 1 Viết bài văn phân tích nhân vật Thần Đồng trong Đường vào trung tâm vũ trụ – Văn mẫu 7 Kết nối tri thức.

Câu hỏi/Đề bài:

Bằng trí tưởng tượng của mình, tác giả Hà Thủy Nguyên đã sáng tác nên tác phẩm vô cùng độc đáo mang tên “Đường vào trung tâm vũ trụ”. Nằm trong cuốn tiểu thuyết khoa học viễn tưởng này, đoạn trích Đường vào trung tâm vũ trụ thuộc chương thứ 10, kể về cuộc phiêu lưu của ba nhân vật: tôi, Thần Đồng và Thần Thoại. Nổi bật ở văn bản là nhân vật Thần Đồng với những nét tính cách, phẩm chất vô cùng đáng quý.

Trước hết, Thần Đồng là một cậu bé ưa khám phá. Khi biết rằng đây là nơi đặt hòn đá “trung tâm của vũ trụ”, Thần Đồng bặm môi, nghĩ ngợi và cho rằng phiến đá vẫn nằm đâu đó trong đền thờ, dự định tối sẽ vào đó xem. Đúng như những gì đã nói, buổi tốm hôm ấy, Thần Đồng cùng con ngựa thần thoại và nhân vật tôi đột nhập vào ngôi đền.

Khác với nét tinh nghịch, có phần bông đùa của tôi, Thần Đồng lại rất bình tĩnh, luôn suy xét mọi thứ thật cẩn thận. Điều này được thể hiện rõ ở chi tiết không may bị lọt hố, Thần Đồng không hề bận tâm đến cái trò trẻ con của tôi, chỉ chăm chăm đi vòng quanh hố như tìm kiếm điều gì đó. Thần Đồng không ngại ngần bới hết rác rưởi lên cho đến khi chạm vào bề mặt đá. Cuối cùng, dưới ánh đèn hiển hiện một cái rãnh tròn nhỏ, giống như vòng xoay của một động cơ cổ. Với bản tính ưa tìm tòi, Thần Đồng lại tiếp tục suy nghĩ và cho rằng Cần một cái gì đó để lắp vào đây!. Ngay cả khi đứng trước lời giảng giải của tôi, Thần Đồng vẫn không ngừng nghĩ ngợi, tự đặt ra câu hỏi: Sao có thể lưu giữ được những hiện vật này? và có hành động sờ lên thân cây để chắc chắn đó không phải là hư ảnh được thời gian lưu giữ tại một chiều không gian thứ tư. Đặc biệt, Thần Đồng còn có lập luận hết sức sắc bén, phủ định những gì Giuyn Véc-nơ viết trong cuốn Hai vạn dặm dưới đáy biển. Có thể thấy, Thần Đồng luôn không ngừng học hỏi, đào sâu suy ngẫm để tìm ra câu trả lời cho chính mình.

Cuối cùng, trong đoạn trích, Thần Đồng còn hiện lên với sự quyết đoán, gan dạ khi không ngần ngại đi đến bảo tàng để lấy hòn đá Ôm-phê-lốt. Chẳng cần chờ đợi tôi phản ứng, Thần Đồng ngay lập tức nhảy lên mình ngựa đi đến Bảo tàng khu di tích Đen-phi. Bằng một cách nào đó, Thần Đồng lấy được viên đá trở về sau 30 phút dù cho đây là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn vì nó được canh giữ nghiêm ngặt.

Với cách nhà văn mô tả hết sức sắc nét và ví von về tính cách của Thần Đồng, người đọc không thể không bị cuốn hút. Tên gọi Thần Đồng đã nói lên tất cả về sự dũng cảm, thông minh, và hài hước của nhân vật.