Giải chi tiết Bài mẫu 3 Hãy phân tích vẻ đẹp của nhân vật mà em yêu thích trong đoạn trích Đi lấy mật của nhà văn Đoàn Giỏi – Văn mẫu 7 Kết nối tri thức.
Câu hỏi/Đề bài:
Không xuất hiện trực tiếp trong đoạn trích, chỉ xuất hiện trong sự hồi tưởng của An và Cò. Nhưng ta cũng thấy được ảnh hưởng của má nuôi tới hệ thống và toàn bộ tiết tấu của đoạn trích. Nhân vật má nuôi cùng với nhân vật tía nuôi là “cuốn sách sống” về thế giới tự nhiên của rừng U Minh, về ong rừng U Minh: “Rừng thì mênh mông, biết bao nhiêu cây! Một cây còn biết bao nhiêu nhánh? Biết con ong sẽ đóng tổ ở cây nào, nhánh nào? Có phải bạ chỗ nào nó cũng gởi mật đâu? Nhưng làm nghề nào rồi khắc phải thạo nghề ấy con ạ! – Má nuôi tôi đưa mắt trông ra những cánh rừng tràm lờ mờ khuất sau những bụi cây bình bát dại mọc quanh hè, ngẫm nghĩ một lúc rồi nói tiếp: – Gió thổi có hạng, cây tốt cùng có vùng. Chọn được vùng rừng tốt, biết rằng đến mùa xuân tràm sẽ kết nhiều hoa, mình mới định chỗ gác kèo. Phải xem hướng gió, tính trước đường bay của ong mật. Đó là những chỗ “ấm”, cây dày, không bị ngọn gió thốc thẳng vào và ít khi có những dấu chân người đi bắt rắn, người đi đốn củi lội đến…” Má cũng như tía nhìn vào hương gió, tính được đường bay của loài ong. Má nuôi là người tỉ mỉ lí giải những câu hỏi của An, từ những câu hỏi nhỏ nhất như kèo ong là gì: “Ờ kèo cũng là nhánh tràm thôi. Nó to cỡ cổ tay mang nhiều nhánh con tua túa vào quãng giữa. Mình chặt lấy một khúc dài hơn thước tây, một đầu có cá nhánh con dùng làm cái mấu. Chọn được vùng rồi, còn phải chọn cây nào vừa kín, vừa im, có ít nhiều bóng nắng kia. Con ong không thích đóng chỗ rợp. Ở những nơi đó, bao giờ mật cũng chua, dễ bị ẩm. Gác chiếc kèo chênh chếch lên cây tràm xong, phải rửa bớt (chặt bớt), những nhánh chung quanh để khi lấy mật khỏi vướng. Kèo chặt vào khoảng giữa tháng mười một… Những cơn mưa muộn sẽ rửa hết mùi sắt ở hai đầu kèo bị dao rựa chặt, và nhánh kèo cũng đủ thời gian khô đi, cũ đi, giống với những nhánh khô khác trên cây. Kèo nào còn mùi sắt của con dao mới chặt thì con ong mật chúa kị, nó không bao giờ đóng tổ đâu…”. Má nuôi mang đặc trưng của người phụ nữ Nam Bộ hiền hậu ấm áp, từ những cử chỉ nhỏ nhất khi An hồi tưởng về má nuôi. “Má nuôi tôi vò đầu tôi, cười rất hiền lành”. Má nuôi yêu thương và hiền từ với An như chính con đẻ của mình.