Trả lời Bài mẫu 2 Truyện Con hổ có nghĩa là một truyện hay mang tính giáo huấn sâu sắc. Hãy nêu cảm nghĩ của em sau khi đọc truyện – Văn mẫu 7 Kết nối tri thức.
Câu hỏi/Đề bài:
Con hổ có nghĩa nói về chuyện bà đỡ Trần và bác tiều thu gặp hổ, và đã được hổ đền ơn đáp nghĩa. Truyện đề cao đạo lí ân nghĩa thuỷ chung ở đời. Truyện gồm có hai phần, phần nào cũng tinh giản mà kì thú, gợi cảm.
Ở đây ta nói về mẩu chuyện bà đỡ Trần gặp hổ. Tình huống li kì hồi hộp: đêm, nghe tiếng gõ cửa, bà đỡ ra mở cửa, rồi bị con hố lao tới cõng bà đi. Bị hổ bắt làm sao mà sống được? Bà đỡ, ban đầu sợ đến chết khiếp. Hổ dùng một chân ôm lấy bà chạy như bay, hễ gặp bụi rậm, gai góc thì dùng tay rẽ lối chạy vào rừng sâu. Phải chăng hổ bắt được mồi, nên vội vã tha mồi về hang ?. Nhưng cái cử chỉ một chân ôm lấy bà, một tay rẽ lối của hố thì có vẻ như nương nhẹ, cẩn trọng? Một tình tiết hồi hộp, hấp dẫn.
Cảnh thứ hai cũng đầy kịch tính. Bà đỡ nhìn thấy hổ cái đang lăn lộn cào đất, bà đỡ run sợ không dám nhúc nhích. Bà sợ lắm vì tưởng là hổ định ăn thịt mình. Hổ đực dùng cử chỉ để thay lời nói. Nó nhỏ nước mắt, thương hổ cái lắm. Nó “cầm tay bà nhìn hổ cái” như kêu van, như xin được cứu giúp. Người và hổ đã tương tri, đã biết cảnh ngộ nhau, biết tấm lòng của nhau. Bà đỡ rất cần mẫn, có tay nghề giỏi, bà chỉ nhìn bụng hổ cái như có cái gì động đậy, thế là bà biết ngay hổ cái sắp đẻ. Thật nhân đức, bà đỡ hoà thuốc với nước suối cho hổ cái uống, bà còn dán xoa bụng cho hổ. Cử chỉ của bà đầy tình thương. Đã mấy ai trong thiện hạ dám đưa tay xoa bóp bụng hổ. Với bà đỡ Trần thì hổ cái là một sản phụ, đang đau đẻ, cần giúp đỡ để cứu cả mẹ lẫn con.
Đoạn thứ hai kể về chuyện đã xảy ra giữa hổ trán trắng và người kiếm củi ở huyện Lạng Giang. Hổ bị hóc xương, không thể nào lấy ra được. Nó đau đớn giãy giụa làm cỏ cây nghiêng ngả. Bác tiều phu đã giúp hổ lấy khúc xương ra khỏi họng. Hổ đền ơp đáp nghĩa bác tiều. Hơn mười năm sau, bác tiều qua đời, hổ đến bên quan tài tỏ lòng thương tiếc. Sau đó, mỗi năm đến ngày giỗ bác, hổ lại đem dê hoặc lợn đến để trước cửa nhà.
Đoạn này rất hấp dẫn vì có nhiều tình tiết độc đáo, trong đó có tình huống gay go khi hổ bị hóc xương, cách xử sự táo bạo và nhiệt tình của bác tiều trong khi cứu hổ, việc trả ơn và tình nghĩa sâu nặng của hổ đối với ân nhân. Cái đáng quý nhất trong tính cách của hai con hổ chính là lòng biết ơn – điều cốt lõi trong đạo làm người.
Cảnh thứ ba là cảnh hổ cái đẻ con và hổ đực đưa tiễn bà đỡ. Hổ đực rất tình cảm và có nghĩa. Nó vui mừng đùa giỡn với con. Nó quỳ xuống bên một gốc cây, lấy tay đào lên một cục bạc để tặng bà đỡ. Nó đứng dậy đi, quay nhìn bà để ra hiệu đưa tiến bà về. Nghe bà đỡ nói: Xin chúa rừng quay về, nó cúi đầu vẫy đuôi, rồi gầm lên một tiếng. Cảnh tiễn biệt đầy lưu luyến và sâu nặng tình nghĩa biết bao!.
Câu chuyện thật hay, thật hồi hộp cảm động. Người đỡ đẻ, giúp hồ cái mẹ tròn con vuông. Hổ đền ơn người một cục bạc, nhờ món quà ấy mà bà đỡ sống qua được năm mất mùa đói kém. Chuyện cũng là chuyện người. Bài học đền ơn đáp nghĩa thật kỳ thú, gợi cảm.