Giải chi tiết Phân tích bài thơ Mẹ và quả của Nguyễn Khoa Điềm – Bài 7. Thơ – Văn mẫu 7 Cánh Diều. Bài thơ Mẹ và quả được sáng tác năm 1982, ngân lên như lời tỉ tê tâm sự giản dị,…
Bài thơ Mẹ và quả được sáng tác năm 1982, ngân lên như lời tỉ tê tâm sự giản dị, chân thành của Nguyễn Khoa Điềm với mỗi chúng ta về người mẹ yêu kính của thi sĩ.
Mẹ và quả là lời của người con nói về người mẹ của mình – một người mẹ mang đầy đủ đặc điểm của những người phụ nữ Việt Nam ta xưa nay. Bài thơ đã gợi cho ta nhiều ấn tượng sâu sắc: những đứa con giống như những loại quả mẹ vun trồng, một lòng chăm sóc chờ ngày đơm hoa kết trái nhận quả ngọt. Mẹ đã bỏ bao công sức, tâm huyết, tình yêu thương chỉ mong các con nên người. Bài thơ không chỉ nói về công lao to lớn của mẹ mà còn thể hiện sự biết ơn, tình yêu thương, trân trọng mà người con dành cho mẹ. Nhan đề bài thơ Mẹ và quả có vẻ rất đơn giản, nhưng nó không thoáng qua nhẹ nhàng mà đọng lại, gợi thức trong mỗi chúng ta nhiều suy ngẫm về người mẹ trải bao vất vả cưu mang, chăm chút để cho nhiều thứ quả trên đời, trong khi đó đạo sống của con người là “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
Bài thơ chia làm ba khổ, tất cả gồm 12 dòng thơ với âm lượng mỗi dòng không đều nhau (5 dòng 7 chữ, 7 dòng 8 chữ). Giai điệu của bài thơ không mượt mà, du dương bởi tác giả ít quan tâm đến việc phối thanh, gieo vần; chủ yếu nhà thơ muốn bày tỏ cảm xúc chân thành, những suy nghĩ nghiêm túc gởi vào trong những hình ảnh thơ bình dị làm chúng ta nhớ mãi.
Nhưng mùa quả mẹ tôi hái được Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng Những mùa quả lặn rồi lại mọc Như mặt trời, khi như mặt trăng |
Ẩn dụ: “những mùa quả mẹ trồng” cho việc mẹ sinh ra, nuôi nấng, chăm sóc những đứa con thơ gian nan, vất vả nhưng mẹ luôn cố gắng đầy tâm huyết. So sánh: “Những mùa quả lặn rồi lại mọc/ Như mặt trời, khi như mặt trăng”. Cứ hết mùa quả này mẹ lại trồng mùa quả khác cũng giống như vòng tuần hoàn lặp đi lặp lại của mặt trời và mặt trăng; liên tưởng này giúp bạn đọc dễ dàng hình dung ra những công lao to lớn của mẹ. Tình yêu của mẹ dành cho con là duy nhất và ấm áp như ánh mặt trời, mỗi người sưởi ấm trái đất. Nhưng tình yêu của con đối với mẹ không phải lúc nào cũng dễ dàng thể hiện và có thể diễn đạt thành lời:
Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên Còn những bí và bầu thì lớn xuống Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi
Và chúng tôi, một thứ quả trên đời Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi Mình vẫn còn một thứ quả non xanh? |
Thứ tình cảm đẹp nhất trên cuộc đời là tinh mẹ – tình cảm ấy là vô điều kiện, chẳng có người mẹ nào lúc chăm con lại nghĩ về việc sau này mình được báo hiếu như thế nào, chỉ cần con lớn lên khỏe mạnh là đủ. Nghệ thuật hoán dụ: Bàn tay mẹ mỏi chỉ sự già nua và sự ra đi của mẹ. Hình ảnh: “Tôi hoáng ợ ngày bàn tay mẹ mỏi / Mình vẫn còn một thứ quả non xanh” gợi suy nghĩ: Sẽ là một nỗi sợ nếu phải rời xa vòng tay mẹ khi chưa đủ trưởng thành để đối diện với phong ba bão táp ngoài kia; sẽ không còn bến đỗ bình yên chúng ta có thể quay về sau những mệt mỏi. Bằng sự trải nghiệm cuộc sống, với một tâm hồn giàu duy tư trăn trở trước lẽ đời, Nguyễn Khoa Điềm đã nhận thức được mẹ là hiện thân của sự vun trồng bồi đắp để con là một thứ quả ngọt ngào, giọt mồ hôi mẹ nhỏ xuống như một thứ suối nguồn bồi đắp để những mùa quả thêm ngọt thơm. Quả không còn là một thứ quả bình thường mà là “quả” của sự thành công, là kết quả của suối nguồn nuôi dưỡng. Những câu thơ trên không chỉ ngợi ca công lao to lớn của mẹ, của thế hệ đi trước với thế hệ sau này mà còn lay thức tâm hồn con người về ý thức trách nhiệm, sự đền đáp công ơn sinh thành của mỗi con người chúng ta với mẹ.