Trang chủ Lớp 7 Văn lớp 7 Soạn văn 7 - Kết nối tri thức chi tiết Câu 2 trang 130 Văn 7, tập 1: Em đã thực hành...

Câu 2 trang 130 Văn 7, tập 1: Em đã thực hành viết các kiểu bài tóm tắt văn bản; tập làm thơ bốn chữ hoặc năm chữ

Trả lời Câu 2 trang 130 SGK Ngữ văn 7, tập 1 – Ôn tập kiến thức. Tham khảo: Em giở lại phần VIẾT trong năm bài mình đã học và lần lượt làm theo hai yêu cầu ở.

Câu hỏi/Đề bài:

Em đã thực hành viết các kiểu bài tóm tắt văn bản; tập làm thơ bốn chữ hoặc năm chữ; viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc bài thơ bốn chữ, năm chữ; phân tích đặc điểm nhân vật; viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc; viết văn bản tường trình.

Hãy thực hiện những yêu cầu sau đây:

a. Trình bày yêu cầu đối với mỗi kiểu bài.

b. Tóm tắt một văn bản mà em đã đọc, đã học. Chọn một trong hai hình thức thể hiện sau:

– Tóm tắt văn bản theo hình thức đoạn văn.

– Tóm tắt văn bản bằng hình thức bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ

Hướng dẫn:

Em giở lại phần VIẾT trong năm bài mình đã học và lần lượt làm theo hai yêu cầu ở trên

Lời giải:

a. Yêu cầu đối với mỗi kiểu bài: Viết các kiểu bài tóm tắt văn bản:

– Phản ánh đúng nội dung của văn bản gốc

– Trình bày được những ý chính, những điểm quan trọng của văn bản gốc

– Sử dụng các từ ngữ quan trọng của văn bản gốc

– Đáp ứng được những yêu cầu khác nhau về độ dài của văn bản tóm tắt

Tập làm thơ bốn chữ hoặc năm chữ:

– Xác định đề tài và cảm xúc.

– Tìm hình ảnh để biểu đạt cảm xúc.

– Tập gieo vần.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc bài thơ bốn chữ, năm chữ:

– Giới thiệu được bài thơ và tác giả. Nêu được ấn tượng, cảm xúc chung về bài thơ.

– Diễn tả được cảm xúc về nội dung và nghệ thuật, đặc biệt chú ý tác dụng của thể thơ bốn chữ hoặc năm chữ trong việc tạo nên nét đặc sắc của bài thơ.

– Khái quát được cảm xúc về bài thơ.

Phân tích đặc điểm nhân vật:

– Mở bài: giới thiệu tác phẩm văn học và nhân vật; nêu khái quát ấn tượng về nhân vật.

– Thân bài: phân tích đặc điểm của nhân vật

+ Nhân vật đó xuất hiện như thế nào?

+ Các chi tiết miêu tả hành động của nhân vật đó.

+ Ngôn ngữ của nhân vật

+ Những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật như thế nào?

+ Mối quan hệ của nhân vật đó với các nhân vật khác

– Kết bài: Nêu ấn tượng và đánh gái về nhân vật

Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc:

– Giới thiệu được đối tượng biểu cảm (con người hoặc sự việc) và nêu được ấn tượng ban đầu về đối tượng đó.

– Nêu được những đặc điểm nổi bật khiến người, sự việc đó để lại tình cảm, ấn tượng

sâu đậm trong em.

– Thể hiện được tình cảm, suy nghĩ đối với người hoặc sự việc được nói đến.

– Sử dụng ngôn ngữ sinh động, giàu cảm xúc.

Viết văn bản tường trình:

1. TRƯỚC KHI VIẾT

– Hình dung lại mọi chuyện đã xảy ra theo những gì em biết và còn nhớ rõ

– Nếu vụ việc được tường trình chỉ mang tính chất giả định, hãy chú ý đến tư cách tường trình của bản thân, thông qua việc tự đặt các câu hỏi

– Để xác định được những thông tin cụ thể cho bản tường trình, em có thể nghĩ đến những vụ việc thường xẩy ra như: mất xe đạp nơi gửi xe của trường; làm hư hại đồ dùng học tập của bạn khiến bạn không hoàn thành công việc được giao; khởi xướng một cuộc dã ngoại với các bạn trong lớp khi chưa xin phép gia đình…

2. VIẾT BẢN TƯỜNG TRÌNH

– Viết phần mở đầu theo đúng thể thức

– Tên văn bản tường trình phải thể hiện được nội dung khái quát nhất của vụ việc

– Đề tên người hoặc cơ aun nhận bản tường trình

– Trình bày vụ việc ngắn gọn như rõ ràng, đảm bảo có đủ các thông tin về thời gain, địa điểm, người liên quan, nguyên nhân, diễn biến và hậu quả để lại… Cần nói rõ tư cách, trách nhiệm của em trong vụ việc

– Nêu cam kết về tính trung thực của nội dung tường trình

– Nêu lời hứa hoặc lời đề nghị

– Kí và ghi đầy đủ họ tên ở phần dưới cùng, lệch góc phải trang giấy

3. CHỈNH SỬA BẢN TƯỜNG TRÌNH

b. Tóm tắt văn bản Thánh Gióng trong Ngữ văn 6, tập hai.

Đời Hùng Vương thứ sáu, làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ, phúc đức nhưng không có con. Một hôm bà vợ ra đồng ướm vào vết chân to, về nhà thụ thai. Mười hai tháng sau sinh cậu con trai khôi ngô. Lên ba tuổi mà chẳng biết đi, không biết nói cười. Giặc xâm lược, nhà vua chiêu mộ người tài, cậu bé cất tiếng nói yêu cầu vua rèn roi sắt, áo giáp sắt, ngựa sắt để đánh giặc. Cậu ăn khỏe, lớn nhanh như thổi. Cả làng phải góp gạo nuôi. Giặc đến, chú bé vùng dậy, vươn vai biến thành tráng sĩ, giáp sắt, ngựa sắt, roi sắt xông ra đánh tan giặc, roi sắt gãy tráng sĩ nhổ những cụm tre quật giặc. Tráng sĩ một mình một ngựa, lên đỉnh núi cởi bỏ giáp sắt cùng ngựa bay lên trời. Nhân dân nhớ ơn lập đền thờ, giờ vẫn còn hội làng Gióng và các dấu tích ao hồ.