Soạn văn Văn bản Chúng ta có thể đọc nhanh hơn – – Soạn văn 7 Chân trời sáng tạo siêu ngắn. Học xong cấp Tiểu học, em đã biết cách đọc văn bản nhưng có thể tốc độ đọc còn chậm,…
Chúng ta có thể đọc nhanh hơn
(A-đam Khu)
Học xong cấp Tiểu học, em đã biết cách đọc văn bản nhưng có thể tốc độ đọc còn chậm, nắm bắt thông tin chưa hiệu quả. Để thực hiện hoạt động này tốt hơn, em hãy làm theo lời khuyên và hướng dẫn dưới đây của tác giả A-đam Khu.
1. Sử dụng một cây bút chì làm vật dẫn đường
Khi không có vật gì đi trước dẫn đường, mắt bạn có khuynh hướng nhảy nhót khắp trang giấy làm3. chậm việc đọc sách của bạn. Do đó, bất kì khi nào bạn đọc sách, hãy dùng một cây bút chì làm vật dẫn mắt bạn quan từng câu văn.
Cách này giúp bạn tập trung hơn vào việc đọc. Một lí do khác của việc dùng bút chì là để điều khiển tốc độ đọc của mắt bạn. Điều này tương tự như việc bạn cần một người khác chỉ đạo tốc độ trong môn đua thuyền vậy. Dịch chuyển bút chì nhanh hơn tốc độ đọc bình thường của bạn một chút giúp rèn luyện mắt bạn đuổi theo bút và quen dần cới tốc độ đọc nhanh hơn.
2. Tìm kiếm những ý chính và các từ khóa
Khi đọc sách, bạn cần lướt qua những từ không chính yếu và tìm kiếm những từ khóa quan trọng. Cùng lúc đó, tìm kiếm các ý chính trong mỗi đoạn văn bản. Thông thường, mỗi đoạn văn đều có một sy chính duy nhất được hỗ trợ bởi nhiều ý phụ. Hiểu được điều này sẽ giúp ích cho tiến trình nắm bắt thông tin của bạn.
3. Mở rộng tầm mắt để đọc được một cụm 5 – 7 chữ một lúc
Khi đọc sách, muốn đọc nhanh bạn không nên để mắt đọc dò từng chữ. Trái lại hãy cố gắng mở rộng tầm mắt đọc như “chụp” đồng thời cả một nhóm 5 – 7 chữ. Thường xuyên luyện tập điều này, tầm mắt của bạn sẽ mở rộng dần. Nhờ thế, tốc độ đọc sẽ nhanh hơn và việc nắm thông tin hiện quả hơn.
4. Tập nghe nhạc nhịp độ nhanh trong lúc đọc khi bạn có một không gian riêng
Khi đọc sách, bạn có thể nghe nhạc không lời có nhịp độ nhanh để rèn luyện cho não nhạc vừa đọc sách ở những nơi cần giữ yên tĩnh cho người xung quanh như trong thư viện và mắt bạn đọc nhanh hơn. Tuy nhiên, bạn nên sử dụng tại nghe nếu bạn muốn vừa nghe. Sau vài lần luyện tập, bạn sẽ phát hiện rằng bạn đọc nhanh hơn mà không cần bật nhạc. Sự yên lặng không phải lúc nào cũng làm tăng sự tập trung của bạn, trái có lúc khiến não bạn đi thơ thẩn ở những nơi khác. Một lí do khác của việc đọc sách trong tiếng nhạc dồn dập là nhằm mục đích lấp đi các tiếng động làm xao nhãng khác (như tiếng người nói chuyện, tiếng ti-vi vọng vào từ phòng khách,…) và dập tắt giọng đọc thầm bên trong đang kìm hãm tốc độ đọc bằng mắt của bạn.
5. Đọc phần tóm tắt cuối chương trước
Một kĩ năng đọc sách khác mà đa số học sinh không nhận ra đó là bao đọc phần tóm tắt cuối chương trước khi quay lại đọc từ đầu chương. Tại sao? Bởi vì ở cuối chương lúc nào cũng có vài đoạn văn tóm lại ý chính, hoặc trong nhiều trường hợp là có cả các câu hỏi kiểm tra về chương đó. Khi bạn đọc phần cuối chương trước, bạn sẽ có một khái niệm chung về nội dung chính của chương. Đồng thời, não của bạn cũng biết được những thông tin cần thiết nào mà bạn cần tìm hiểu trong chương sách. Và bạn sẽ đọc sách một cách hết sức hiệu quả để nắm bắt những thông tin ấy.
Hơn nữa, bạn nên luôn luôn đọc lướt qua những đề mục chính và phụ trong chương sách trước khi bắt đầu đọc từng chữ chi tiết. Việc đọc lướt này sẽ giúp bạn chuẩn bị tâm trí và đọc hiệu quả hơn.
6. Liên tục thúc đẩy và thử thách khả năng của bạn
Bạn đã từng thấy các vận động viên chạy đua tập luyện như thế nào chưa? Họ buộc các vật nặng vào chân trong lúc chạy. Đây là cách rèn luyện cơ bắp thêm mạnh mẽ, nhưng nó tạo ra cảm giác cực kì nặng nề khó chịu khi luyện tập. Tuy nhiên, khi họ tháo bỏ những vật nặng đó ra, họ bỗng cảm thấy nhẹ nhàng bay bổng và có thể chạy rất nhanh.
Bạn có thể dùng một kĩ thuật tương tự để rèn luyện việc đọc hiệu quả. Khi bạn tập đọc hiệu quả, di chuyển bút chì nhanh để thúc đẩy mắt bạn phải đọc ở một tốc độ mà bạn thấy khó chịu. Ví dụ, nếu bạn chỉ đang đọc được 100 chữ/ phút, bạn phải ép mình đọc được 300 – 400 chữ/ phút. Nếu bạn cảm thấy không nắm kịp thông tin hoặc không thoải mái, không sao cả. Mục đích của việc này là làm bạn quá tải và làm căng hệ thống thần kinh của bạn. Sau nhiều lần thử thách như thế, năng lực não bộ của bạn sẽ được nâng cao rõ rệt. Xin nhắc lại rằng bạn phải thực hành việc này thật nhiều lần để đạt kết quả tốt nhất.
(In trong Tôi tài giỏi, bạn cũng thế! Người dịch: Trần Đăng Khoa – Uông Xuân Vy,
NXB Phụ nữ, TGM BOOKS, 2012)