Xác định: Mục đích nói là gì? Người nghe có thể là ai? Với mục đích và người nghe đó. Gợi ý Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Chân trời sáng tạo – siêu ngắn – Bài 6. Hành trình tri thức. Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống…
Đề bài/câu hỏi:
(trang 23, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Hướng dẫn:
Xác định:
– Mục đích nói là gì?
– Người nghe có thể là ai?
– Với mục đích và người nghe đó, nội dung và cách nói sẽ như thế nào?
Lời giải:
Bước 1: Xác định đề tài, thời gian và không gian nói
Đề tài bài nói đã được chuẩn bị trong phần Viết.
– Mục đích của bài nói: thuyết phục người nghe về ý kiến, quan điểm của mình
Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý
– Chuẩn bị thêm các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ bổ trợ
– Dự kiến các câu hỏi, phản hồi của người nghe và chuẩn bị câu trả lời
– Tóm tắt hệ thống ý dưới dạng sơ đồ
– Nêu rõ ý kiến, lí lẽ và bằng chứng thuyết phục:
+ Nêu ý kiến một cách trực tiếp
+ Đảm bảo các lí lẽ có đủ cơ sở và kết luận, sắp xếp các lí lẽ theo một trình tự hợp lí
+ Một bằng chứng thuyết phục cần cụ thể, tiêu biểu, xác thực và liên kết chặt chẽ với lí lẽ.
Bước 3: Luyện tập và trình bày
– Lựa chọn từ ngữ cho phù hợp với văn nói, sử dụng những từ nối để phần trình bày mạch lạc, rõ ràng
– Chuẩn bị phần mở đầu và phần kết hấp dẫn
– Khẳng định trực tiếp, rõ ràng ý kiến của bản thân về vấn đề cần trình bày
– Dựa vào phần tóm tắt ý, trình bày từ khái quát đến cụ thể, sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ phù hợp với bài nói
– Tương tác với người nghe
Bước 4: Trao đổi và đánh giá
– Chuẩn bị một tâm thế tích cực
– Hiểu đúng ý kiến phản bác của người nghe