Soạn văn Câu 12 Trang 116, SGK Ngữ văn 7, tập 2 – Ôn tập học kì II. Tham khảo: Dựa vào kiến thức, lập bảng tóm tắt các yêu cầu đối với bài văn nghị luận về vấn đề.
Câu hỏi/Đề bài:
Hướng dẫn:
Dựa vào kiến thức, lập bảng tóm tắt các yêu cầu đối với bài văn nghị luận về vấn đề trong đời sống và bài văn biểu cảm về con người.
Lời giải:
Bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (bài 6 và 7) |
Bài văn biểu cảm về con người (bài 10). |
|
Yêu cầu |
+ Nêu được vấn đề cần bàn luận. + Trình bày được ý kiến tán thành, phản đối của người viết với vấn đề cần bàn luận. + Đưa ra lí lẽ rõ ràng, bằng chứng xác thực, đa dạng để làm sáng tỏ cho ý kiến. + Bố cục bài viết cần đảm bảo: Mở bài: giới thiệu được về đề cần bàn luận và thể hiện rõ ràng ý kiến của người viết về vấn đề ấy. Thân bài: giải thích vấn đề cần bàn luận; đưa ra được ít nhất hai lí lẽ cụ thể để lí giải cho ý kiến của người viết; sắp xếp các lí lẽ, bằng chứng theo trình tự hợp lí; đưa ra được bằng chứng đa dạng, cụ thể, tiêu biểu, xác thực để làm sáng tỏ lí lẽ; xem xét vấn đề từ nhiều phía để nội dung bài viết được toàn diện. Kết bài: Khẳng định lại ý kiến và đưa ra bài học nhận thức và phương hướng hành động. |
+ Tình cảm trong bài văn phải chân thực, trong sáng. + Sử dụng ngôi thứ nhất để chia sẻ cảm xúc. + Kết hợp yếu tố miêu tả và tự sự nhằm hỗ trợ cho việc bộc lộ cảm xúc. + Bố cục đảm bảo 3 phần: Mở bài, thân bài và kết bài. Mở bài: giới thiệu đối tượng biểu cảm, biểu đạt cảm xúc chung về đối tượng. Thân bài: Biểu lộ cảm xúc, suy nghĩ cụ thể một cách sâu sắc về đối tượng. Đối với bài văn biểu cảm về con người, người viết cần biểu lộ cảm xúc, suy nghĩ về đặc điểm, tính cách, kỉ niệm gắn với người đó. Đối với bài văn biểu cảm về sự việc, người viết có thể biểu lộ cảm xúc theo trình tự diễn tiến của sự việc. Kết bài: khẳng định lại tình cảm, cảm xúc về đối tượng; rút ra điều đáng nhớ đối với bản thân. |