Em có thể tham gia thảo luận về vấn đề gây tranh cãi cho một trong các chủ đề sau. Gợi ý Soạn bài Thảo luận nhóm về một vấn đề gây tranh cãi SGK Ngữ Văn 7 tập 1 Chân trời sáng tạo – chi tiết – Bài 3: Những góc nhìn văn chương. Trong cuộc sống, có những vấn đề gợi ra những ý kiến trái chiều, đối lập,…
Đề bài/câu hỏi:
(trang 72, SGK Ngữ văn 7, tập 1)
Trong cuộc sống, có những vấn đề gợi ra những ý kiến trái chiều, đối lập, mỗi ý kiến đều có những điểm hợp lí và chưa hợp lí. Vậy, làm thế nào để thảo luận, xác định những điểm thống nhất và khác biệt giữa các thành viên trong nhóm để đưa ra cách giải quyết một vấn đề gây tranh cãi? Bài học này sẽ giúp em trả lời câu hỏi ấy.
Hướng dẫn:
Em có thể tham gia thảo luận về vấn đề gây tranh cãi cho một trong các chủ đề sau:
– Có nên cấm học sinh sử dụng điện thoại trong nhà trường?
– Nhà trường có nên ban hành nội quy về việc sử dụng mạng xã hội của học sinh?
– Có nên xếp loại, đánh giá học sinh bằng điểm số?
– Giáo viên có nên thường xuyên cho học sinh thuyết trình về bài học?
– Cha mẹ có quyền quyết định nghề nghiệp tương lai của con cái?
– Con cái có nên tham gia thảo luận, quyết định các vấn đề chung của gia đình?
– Di chuyển bằng xe buýt (bus) – nên hay không?
Lời giải:
Bước 1: Chuẩn bị
– Thành lập nhóm và phân công công việc
+ Mỗi nhóm gồm khoảng 6 thành viên
+ Nhóm trưởng chịu trách nghiệm phân công, theo dõi tiến độ, chuẩn bị và dẫn dắt buổi thảo luận
+ Thư kí ghi chếp ý kiến của các thành viên trong buổi thảo luận
– Chuẩn bị nội dung buổi thảo luận
+ Tìm hiểu tư liệu, đưa ra ý kiến
+ Chuẩn bị lí lẽ, bằng chứng để làm sáng tỏ cho ý kiến
– Thống nhất mục tiêu và thời gian buổi thảo luận
Bước 2: Thảo luận
– Trình bày ý kiến
+ Nhóm trưởng dẫn dắt các thành viên trình bày ý kiến
+ Ghi chép, tổng hợp các ý kiến: đồng tình và phản đối.
– Phản hồi các ý kiến
– Thống nhất ý kiến