Trang chủ Lớp 7 Văn lớp 7 Soạn văn 7 - Chân trời sáng tạo chi tiết Câu 3 trang 22, Văn 7, tập 1: Trong khổ thơ thứ...

Câu 3 trang 22, Văn 7, tập 1: Trong khổ thơ thứ hai và thứ tư, tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ nào?

Soạn Câu 3 trang 22, SGK Ngữ văn 7, tập 1 – Đọc mở rộng theo thể loại: Con chim chiền chiện. Tham khảo: Đọc kĩ khổ thơ thứ hai và thứ tư để xác định biện pháp tu từ.

Câu hỏi/Đề bài:

Trong khổ thơ thứ hai và thứ tư, tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ nào? Những biện pháp đó có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung của hai khổ thơ?

Hướng dẫn:

Đọc kĩ khổ thơ thứ hai và thứ tư để xác định biện pháp tu từ

Lời giải:

Cách 1

– Biện pháp nhân hóa (Chim ơi, chim nói/ Chuyện chi, chuyện chi?/ Lòng vui bối rối; Lòng cho vui nhiều,…)

– Biện pháp điệp từ (cao hoài – cao vợi)

– Biện pháp so sánh (Tiếng hót long lanh như cành sương chói)

– Biện pháp ẩn dụ (Tiếng ngọc trong veo/ Chim gieo từng chuỗi…)

→ Tác dụng: góp phần ca ngợi vẻ đẹp của tiếng chim, thể hiện cảm xúc trong trẻo, tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương của nhà thơ

Cách 2:

– Cả hai khổ thơ đã sử dụng biện pháp nhân hoá (gọi chim ơi, chim có thể nói, tròn bụng sữa…)

→ Nhấn mạnh hình ảnh con chim cũng như hình ảnh thiên nhiên trở nên vừa gần gũi vừa sinh động trong mối quan hệ thân thiết, gắn bó và chan hoà với con người. Qua đó không chỉ gợi ra vẻ đẹp tươi mới, tràn đầy sức sống của tự nhiên và còn khẳng định tình yêu và trân trọng tự nhiên của nhà thơ.

Cách 3:

– Các biện pháp tu từ:

  • Nhân hóa: Chim ơi, chim nói/ Chuyện chi, chuyện chi?/ Lòng vui bối rối; Lòng cho vui nhiều….
  • Ẩn dụ: Chỉ còn tiếng hót/Làm xanh da trời

– Tác dụng: Góp phần diễn tả tiếng hót của con chim chiền chiện thêm sinh động hơn, tạo sự gần gũi giữa con chim chiền chiện với con người.