Giải Câu 2 trang 62, SGK Ngữ văn 7, tập 1 – Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen.
Câu hỏi/Đề bài:
Chỉ ra các lí lẽ, bằng chứng được sử dụng để làm sáng tỏ cho các ý kiến.
Hướng dẫn:
Đọc kĩ văn bản từ “Trước hết, vẻ đẹp của sen…hôi tanh mùi bùn”
Lời giải:
Cách 2:
Các lí lẽ, bằng chứng được dùng để làm sáng tỏ cho ý kiến gốm có:
– Tác giả dân gian khéo léo trình bày sự khẳng định dưới hình thức nghi vấn cùng trạng ngữ “trong đầm”.
– Liệt kê các bộ phận cây sen theo quan sát từ ngoài vào trong, ý nghĩa của từ “lại” và “chen”
– Sự chuyển đổi khéo léo của các trật tự từ, hình ảnh
– Giải thích nghĩa gốc, nghĩa chuyển của câu thơ thứ tư
Cách 3:
– Lí lẽ 1: “Trong đầm gì đẹp bằng sen”; Bằng chứng: “Vì tác giả bài ca dao đã khéo léo trình bày sự khẳng định… trở thành tương đối và có tính thuyết phục”
– Lí lẽ 2: “Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng”; Bằng chứng: “Từ “lá xanh”… bông hoa sen mới nở”.
– Lí lẽ 3: “Nhị vàng, bông trắng, lá xanh”. Bằng chứng: “Bài ca dao đã có sự chuyển vần và thay đổi trật tự… vẫn chảy thông, chạy mạnh”
– Lí lẽ 4: “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”; Bằng chứng: “Và thế là “sen” hóa thành người… giữ vững nhân cách thanh cao, trong sạch”