Soạn Câu 9 trang 97, SGK Ngữ văn 7 tập 2 – Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì II. Tham khảo: Xem lại các nội dung đã luyện.
Câu hỏi/Đề bài:
Nêu các nội dung chính được rèn luyện về kĩ năng nói và nghe ở sách Ngữ văn 7, tập hai. Các nội dung nói và nghe liên quan gì đến nội dung đọc hiểu và viết?
Hướng dẫn:
Xem lại các nội dung đã luyện.
Lời giải:
Sự liên quan của nội dung nói – nghe với nội dung đọc hiểu và viết được thể hiện qua bảng sau:
Nội dung đọc hiểu |
Nội dung viết |
Nội dung nghe |
Đẽo cày giữa đường Ếch ngồi đáy giếng |
Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường”. |
Kể lại chuyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng” |
Những cánh buồm Mây và sóng Mẹ và quả |
Hãy viết đoạn văn nêu lên cảm xúc của em sau khi đọc một trong các tác phẩm: “Những cánh buồm” (Hoàng Trung Thông), “Mây và sóng” (Ta-go), “Mẹ và quả” (Nguyễn Khoa Điềm) |
Bài tập: Chọn một trong hai đề sau để thực hành (1) Sau khi đọc bài thơ “Những cánh buồm” (Hoàng Trung Thông), có bạn cho rằng: Hình ảnh cánh buồm trong bài thơ tượng trưng cho khát vọng vươn xa của con con người. Lại có bạn cho rằng: Hình ảnh cánh buồm tượng trưng cho những ước mơ chưa đạt được của người cha. Ý kiến của em như thế nào? (2) Có bạn cho rằng: Chủ đề của bài thơ “Mây và sóng” Ta go là ca ngợi tình mẫu tử. Bạn khác lại cho rằng: Chủ đề bài thơ ấy ca ngợi trí tưởng tượng của em nhỏ. Ý kiến của em thế nào? |
Đức tính giản dị của Bác Hồ |
Viết bài văn trả lời cho câu hỏi: “Thế nào là lối sống giản dị” |
Thảo luận nhóm về vấn đề: “Thế nào là lối sống giản dị” |
Người ngồi đợi trước hiên nhà |
Viết bài văn biểu cảm về hình ảnh nhân vật dì Bảy trong bài tản văn “Người ngồi đợi trước hiên nhà” của tác giả Huỳnh Như Phương |
Hãy trao đổi về vấn đề: Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong thời kì chống Mỹ cứu nước qua tản văn “Người ngồi đợi trước hiên nhà” của tác giả Huỳnh Như Phương. |
Ghe xuồng Nam Bộ Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam xưa. |
Tóm tắt văn bản “Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam xưa” theo 2 yêu cầu: 5-6 dòng và 10-12 dòng. |
Nghe bạn thuyết trình về nội dung văn bản “Ghe xuồng Nam Bộ” đã học và ghi lại các ý chính của bài thuyết trình đó. |