Trang chủ Lớp 7 Văn lớp 7 Soạn văn 7 - Cánh diều chi tiết Câu 6 trang 20, Văn 7 tập 1: Viết một đoạn văn...

Câu 6 trang 20, Văn 7 tập 1: Viết một đoạn văn (khoảng 6-8 dòng) nêu lên những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản Người đàn ông cô độc giữa rừng

Hướng dẫn soạn Câu 6 trang 20, SGK Ngữ văn 7 tập 1 – Người đàn ông cô độc giữa rừng. Gợi ý: Đọc kỹ đoạn trích để khái quát nội dung và nghệ thuật.

Câu hỏi/Đề bài:

Viết một đoạn văn (khoảng 6-8 dòng) nêu lên những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản Người đàn ông cô độc giữa rừng

Hướng dẫn:

Đọc kỹ đoạn trích để khái quát nội dung và nghệ thuật

Lời giải:

Cách 1

Người đàn ông cô độc giữa rừng là một đoạn trích tiêu biểu cho màu sắc thiên nhiên và con người Nam Bộ. Chỉ bằng một cuộc chuyện trò nho nhỏ và qua hình ảnh nhân vật tiêu biểu là chú Võ Tòng, nhà văn Đoàn Giỏi đã khắc họa rõ nét hình tượng con người Nam Bộ với tính cách cương trực, dũng cảm, hào hiệp. Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật đặc sắc đi với việc sử dụng ngôi kể linh hoạt khiến câu chuyện thêm khách quan, gần gũi với người đọc. Thiên nhiên qua ngòi bút miêu tả chân thực của nhà văn cũng hiện lên xanh tươi đậm chất sông nước miền Nam khiến người đọc không khỏi yêu mến, nhớ nhung.

Cách 2:

Bản văn “Người đàn ông cô độc giữa rừng” thể hiện rõ sự kết hợp tài tình giữa mô tả thiên nhiên và sâu sắc về tâm lý con người. Tác giả đã tạo ra một bức tranh sống động về cuộc sống ở vùng Nam Bộ thông qua hình tượng chú Võ Tòng, với tính cách cương trực, dũng mãnh và tình yêu thương đối với mảnh đất quê hương. Nghệ thuật miêu tả của tác giả cùng với việc sử dụng ngôi kể linh hoạt đã làm cho câu chuyện trở nên chân thực và đầy cảm xúc, gợi lên trong người đọc tình cảm sâu sắc và sự gần gũi với vùng đất Nam Bộ và con người tại đó.

Cách 3:

Đoạn trích “Người đàn ông cô độc giữa rừng” trong tiểu thuyết Đất rừng phương Nam của nhà văn Đoàn Giỏi có nhiều nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật. Nhà văn đã miêu tả thành công nhân vật Võ Tòng bằng cách sử dụng sử dụng ngôi kể một cách linh hoạt (ngôi kể thứ nhất – cậu bé an, ngôi kể thứ ba). Cách kể này cho người đọc một cái nhìn đa chiều về Võ Tòng. Trong mắt cậu bé An, chú Võ Tòng là người cởi mở, phóng khoáng, vui tính. Trong mắt người kể chuyện và người dân, Võ Tòng là một người gan dạ, có phần ngang tàng, liều lĩnh nhưng vô cùng tốt bụng và đáng quý. Từ đó, người đọc thấy được phẩm chất của con người Nam Bộ: dũng cảm, chất phác. Cùng với đó, vẻ đẹp thiên nhiên của Nam Bộ cũng hiện lên với những cánh rừng hoang sơ, cảnh sông nước và con thuyền đặc trưng. Đoàn Giỏi cũng đã thành công trong việc thể hiện đặc trưng Nam Bộ bằng cách miêu tả tính cách nhân vật, quang cảnh thiên nhiên cùng giọng văn, từ ngữ đậm chất Nam Bộ.