Lời giải Câu 3 trang 20, SGK Ngữ văn 7 tập 1 – Người đàn ông cô độc giữa rừng. Tham khảo: Đọc kỹ đoạn trích.
Câu hỏi/Đề bài:
Nêu tác dụng của việc kết hợp giữa lời kể theo ngôi thứ nhất (xưng “tôi”) với lời kể theo ngôi thứ ba trong việc khắc họa nhân vật Võ Tòng.
Hướng dẫn:
Đọc kỹ đoạn trích
Lời giải:
Cách 1
Người kể chuyện trong văn bản này vừa ở ngôi thứ nhất (xưng “tôi”), vừa ở ngôi thứ ba, tức là “tuy hai mà một”. Việc thay đổi ngôi kể về nhân vật Võ Tòng như trong đoạn trích có tác dụng giúp việc kể chuyện linh hoạt hơn, khắc hoạ chân dung Võ Tòng ở nhiều góc nhìn khác nhau (cả trực tiếp và gián tiếp). Vì vậy mà nhân vật càng trở nên sinh động, chân thực trong cái nhìn vừa khách quan, vừa chủ quan.
Cách 2:
Việc kết hợp giữa lời kể theo ngôi thứ nhất và lời kể theo ngôi thứ ba trong việc khắc hoạ nhân vật Võ Tòng có tác dụng tạo sự linh hoạt và đa chiều trong cách miêu tả nhân vật. Điều này giúp độc giả có cái nhìn toàn diện hơn về nhân vật, từ cả góc độ của người kể (tôi) và góc độ quan sát (ngôi thứ ba). Việc này làm cho nhân vật trở nên sống động hơn và tạo ra một cảm giác chân thực hơn về tính cách và hành vi của Võ Tòng.
Cách 3:
Việc kết hợp giữa lời kể theo ngôi thứ nhất (xưng “tôi”) với lời kể theo ngôi thứ ba giúp cho việc kể chuyện trở nên linh hoạt hơn, nhân vật Võ Tòng được khắc họa dưới nhiều góc nhìn khác nhau.