Lời giải Câu 2 trang 111, SGK Ngữ văn 7 tập 1 – Những nét đặc sắc trên "đất vật" Bắc Giang.
Câu hỏi/Đề bài:
Nghi thức “xe đài” ở hội vật Bắc Giang có gì đặc sắc?
Hướng dẫn:
Đọc kĩ văn bản từ “Sau nghi lễ bái tổ” … “đôi dòng”
Lời giải:
Cách 1
Nghi thức “xe đài” ở hội vật Bắc Giang đặc sắc ở chỗ đa dạng, vùng nào có vật là ở đó có phong cách xe đài đặc trưng riêng biệt:
– Miền núi thì xe đài tựa như “hổ phục vồ mồi”
– Vùng đồng bằng, nơi có những làng nghề truyền thống thì xe đài lại rất uyển chuyển như người “xe tơ dệt vải”
– Vùng ven biển thì xe đài lại là những động tác như thể chèo thuyền “lúc khoan, lúc mau” như như làn sóng “lúc hiền, lúc dữ”
– Vùng Bắc Kinh xưa và Bắc Giang ngày nay có phong cách xe đài chung là thế “đại bàng tung cánh, sư tử vờn cầu”; hay hiền hòa và uốn lượn như “dòng sông Cầu nước chảy lơ thơ”, “dòng sông Thương nước chảy đôi dòng”,…
Cách 2:
Nghi thức “xe đài” ở hội vật Bắc Giang đặc sắc ở điểm nó như thế “đại bàng tung cánh, sư tử vờn cầu”; hay hiền hòa và uốn lượn như “dòng sông Cầu nước chảy lơ thơ”, “dòng sông Thương nước chảy đôi dòng”…
Cách 3:
Nghi thức “xe đài” ở hội vật Bắc Giang: Thế “đại bàng tung cánh, sư tử vờn cầu” hay hiền hòa và uốn lượn như “dòng sông Cầu nước chảy lơ thơ”, “dòng sông Thương nước chảy đôi dòng”.