Trang chủ Lớp 7 Văn lớp 7 SBT Văn 7 - Chân trời sáng tạo Câu 1 Bài tập Tiếng Việt trang 10 sách bài tập Văn...

Câu 1 Bài tập Tiếng Việt trang 10 sách bài tập Văn 7 – Chân trời sáng tạo (trang 10) SBT Văn 7: Hoàn thành những thông tin về phó từ trong bảng sau

Giải chi tiết Câu 1 Bài tập Tiếng Việt trang 10 sách bài tập Ngữ văn 7 – Chân trời sáng tạo (trang 10) – SBT Văn 7 Chân trời sáng tạo. Hướng dẫn: Xem lại kiến thức liên quan đến phó từ ở phần tri thức Ngữ Văn.

Câu hỏi/Đề bài:

Hoàn thành những thông tin về phó từ trong bảng sau:

Phó từ

Những thông tin cần lưu ý

Vị trí trong câu

Chức năng

Lưu ý khi sử dụng trong giao tiếp

Hướng dẫn:

Xem lại kiến thức liên quan đến phó từ ở phần tri thức Ngữ Văn, Bài 1 SGK Ngữ Văn 7 tập 1, trang 12 để hoàn thành bảng.

Lời giải:

Phó từ

Những thông tin cần lưu ý

Vị trí trong câu

Luôn đi kèm trước danh từ hoặc đi kèm trước/ sau động từ, tính từ.

Chức năng

– Khi đứng trước danh từ, phó từ bổ sung ý nghĩa về số lượng cho danh từ.

– Khi đứng trước động từ, tính từ, phó từ thường bổ sung cho hành động, trạng thái, đặc điểm, tính chất được nêu ở động từ, tính từ một số ý nghĩa như: quan hệ thời gian, mức độ, sự tiếp

diễn tương tự, sự phủ định, sự cầu khiến,…

– Khi đứng sau động từ, tính từ, phó từ thường bổ sung cho động từ, tính từ đó một số ý nghĩa như: mức độ, khả năng, kết quả và phương hướng,…

Lưu ý khi sử dụng trong giao tiếp

– Khi nói và viết nên dùng:

+ Phó từ ở trước danh từ để làm cho sự vật, sự việc, hiện tượng được nêu ở danh từ trở nên rõ nghĩa về số lượng.

+ Phó từ ở trước hoặc sau động từ, tính từ để làm cho hành động, trạng thái, đặc điểm, tính chất được nêu ở động từ, tính từ trở nên rõ nghĩa.

->Đó cũng là cách mở rộng thành phần chính của câu, làm cho thông tin của câu trở nên rõ ràng, cụ thể và chi tiết.

– Khi đọc và nghe, cần chú ý đến sự xuất hiện của các phó từ ở trước danh từ hoặc trước/ sau động từ, tính từ vì các phó từ ấy có thể biểu thị ý nghĩa bổ sung cho nội dung thông tin về sự vật, sự việc, hiện tượng được nêu ở danh từ hoặc hành động, trạng thái, đặc điểm, tính chất được nêu ở động từ, tính từ.