Đáp án Câu 6 trang 52, SGK Ngữ văn 7, tập 2 – Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 2 trang 50 sách bài tập Ngữ văn 7 – Cánh diều. Tham khảo: Dựa vào kiến thức đã học.
Câu hỏi/Đề bài:
(Câu hỏi 8, SGK) Nêu và phân tích quy trình viết bốn bước được thể hiện trong phần Viết ở một bài học cụ thể trong sách Ngữ văn 7, tập hai
Hướng dẫn:
Dựa vào kiến thức đã học
Lời giải:
Viết tóm tắt văn bản theo yêu cầu khác nhau về độ dài
a. Chuẩn bị
– Đọc lại văn bản Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa
– Xem lại cách tóm tắt văn bản theo yêu cầu khác nhau về độ dài ở mục Định hướng
– Dự kiến cách trình bày văn bản
b. Tìm ý và lập dàn ý
– Tìm ý cho đoạn văn bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi sau:
+ Bố cục đoạn văn có mấy phần?
+ Mỗi phần của đoạn văn nêu những nội dung gì?
+ Chọn nội dung gì để phù hợp với độ dài của đoạn văn?
– Lập dàn ý cho đoạn văn bằng cách lựa chọn, sắp xếp các ý theo bố cục 3 phần:
Mở đoạn:
– Nêu nội dung chính của văn bản Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa
Thân đoạn:
– Phương tiện vận chuyển của các dân tộc miền núi phía Bắc
+ Di chuyển bằng cách đi bộ là chính
+ Một số tộc người sinh sống ở ven sông Đà, sông Mã…sử dụng thuyền vận chuyển
+ Người Sán Dìu dùng xe quệt trâu kéo để vận chuyển
+ Người Mông, Hà Nhì, Dao,… thường dùng sức ngựa để vận chuyển
– Phương tiện vận chuyển của các dân tộc ở Tây Nguyên
+ Người Tây Nguyên dùng sức voi, sức ngựa vào việc vận chuyển
+ Các buôn, làng ở ven sông suối lớn sử dụng thuyền độc mộc.
Kết đoạn:
– Nêu tên các tài liệu tham khảo của văn bản
c. Viết
– Viết bản tóm tắt theo yêu cầu khác nhau về độ dài dựa vào dàn ý đã lập
d. Kiểm tra và chỉnh sửa
Đọc lại bản tóm tắt đã làm. Đối chiếu nội dung với mục Định hướng và dàn ý ở trên để tự phát hiện và tìm cách sửa các lỗi về ý, diễn đạt, trình bày.