Lời giải Câu 5 trang 31, SBT Ngữ văn 7, tập 1 – Bài tập đọc hiểu: Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa trang 30 sách bài tập Ngữ văn 7 – Cánh diều.
Câu hỏi/Đề bài:
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Khổ thơ đầu kể chuyện anh bộ đội trên đường hành quân, khi dừng chân bên một xóm nhỏ, nghe tiếng gà nhảy ổ. Dòng thơ thứ tư “Cục… cục tác cục ta” với việc lặp âm và dấu chấm lửng đã mô phỏng sát với tiếng gà, làm cho truyện kể như được lồng vào một bức tranh nổi có tiếng gà vang vọng trong không gian. Tiếng gà trưa này của Xuân Quỳnh khác với tiếng gà “Ò… ó o” của Trần Đăng Khoa, nó có một cái gì lắng đọng làm người ta xao xuyến, bồi hồi:
“Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ”
Lối dùng ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, lấy thính giác (nghe) thay cho thị giác (thấy) và việc lặp lại ba lần ở đầu dòng thơ động từ “nghe” có tác dụng đem lại ấn tượng như tiếng gà ngưng lại, làm xao động không gian và cũng làm xao động cả lòng người. Tiếng gà cũng làm kí ức ta quay lại với những kỉ niệm của tuổi thơ.
a) Đoạn trích trên thuộc phần nào của văn bản Vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa”? Nội dung chính của đoạn trích là gì?
b) Trong đoạn trích trên, tác giả Đinh Trọng Lạc đã dựa vào các yếu tố hình thức nghệ thuật nào để phân tích cái hay về nội dung của bài thơ?
c) Qua đoạn trích, em hiểu biện pháp tu từ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác là gì? Hãy lấy một ví dụ về biện pháp này khác với văn bản.
Hướng dẫn:
Đọc kĩ đoạn trích và trả lời
Lời giải:
a.
– Đoạn trích trên thuộc phần đầu của văn bản
– Nội dung chính: Vẻ đẹp trong khổ thơ đầu tiên của bài thơ Tiếng gà trưa
b. Trong đoạn trích treenm tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật: nhân hóa, so sánh
c.
– Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác là: là hình thức tu từ dựa trên các đặc tính riêng biệt của sự vật nhất định. Được nhận biết bằng một giác quan tuy nhiên lại được đặc tả bằng câu từ cho các gian quan khác.
– Ví dụ trong văn bản: “Nghe bàn chân đỡ mỏi”