Trả lời Câu 5 trang 13, SBT Ngữ văn 7, tập 1 – Bài tập đọc hiểu: Dọc đường xứ Nghệ trang 13 sách bài tập Ngữ văn 7 – Cánh diều. Hướng dẫn: Đọc kĩ đọan trích.
Câu hỏi/Đề bài:
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Quan Phó bảng Sắc hơi sững sờ nhìn hai con, nhìn ngôi đền thờ Thục Phản:
– Con nói đúng. Nước có lúc thịnh, lúc suy. Đó là điều thường thấy trong trời đất. Nhưng con người ta lại phải biết giữ trọn khi tiết. Vua Thục Phán thuộc loại đó. Con hãy để ý về phong cảnh núi non, đền đài. Con vừa hỏi cha về hòn núi kia giống một người cụt đầu. Người ta thường gọi nó là hòn Hai Vai hoặc là núi “Tướng quân rơi đầu” đó con ạ. Còn phía xa xa kia là hòn Trống Thủng. Từ hòn Trống Thủng, một dãy núi dài dằng dặc sát chân trời, đó là núi Cờ Rách.
a) Tại sao đang nói chuyện Thục Phán – An Dương Vương, nhân vật quan bảng lại chuyển sang nói về núi non quê hương với những hòn Hai Vai, Trống Thủng, núi Cờ Rách,…?
b) Bài học mà nhân vật quan Phó bảng muốn nhắn nhủ hai con ở đây là gì?
Hướng dẫn:
Đọc kĩ đọan trích
Lời giải:
a) Đang nói chuyện Thục Phán – An Dương Vương, quan Phó bảng lại chuyển sang nói về núi non quê hương với những hòn Hai Vai, Trống Thủng, núi Cờ Rách,… là có ý muốn con mình hướng tới câu chuyện quê hương, nhớ tới những sự tích oai hùng của nhân dân mình hiện vẫn để lại dấu tích ngay trên quê hương, đất nước.
b) Bài học mà quan Phó bảng muốn nhắn nhủ hai con ở đây là cha ông mình một thời đã anh dũng, bất khuất, không chịu sống quỳ, luôn giữ trọn khí tiết, thà chết núi “Tướng quân rơi đầu”… Còn phía xa xa kia là hòn Trống Thủng, … là núi trong chứ không sống đục nên “hòn núi kia giống một người cụt đầu … là Cờ Rách.”. Mỗi địa danh đều là sự tích về sự thất thủ, hi sinh nhưng luôn “giữ trọn khí tiết”.