Trang chủ Lớp 7 Văn lớp 7 Đề thi đề kiểm tra Văn lớp 7 - Kết nối tri thức Đề 5 Tổng hợp 10 đề thi học kì 1 Văn 7...

Đề 5 Tổng hợp 10 đề thi học kì 1 Văn 7 kết nối tri thức Đề thi đề kiểm tra Văn lớp 7: Phần I: ĐỌC – HIỂU (5 điểm) BÀI THUYẾT GIẢNG Tại một ngôi làng nhỏ, có một vị giáo sư thường đến nói chuyện về cuộc sống

Đáp án Đề 5 Tổng hợp 10 đề thi học kì 1 Văn 7 kết nối tri thức – Đề thi đề kiểm tra Văn lớp 7 Kết nối tri thức.

Câu hỏi/Đề bài:

Phần I: ĐỌC – HIỂU (5 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

BÀI THUYẾT GIẢNG

Tại một ngôi làng nhỏ, có một vị giáo sư thường đến nói chuyện về cuộc sống, về đồng bào vào mỗi ngày chủ nhật. Ngoài ra, ông còn tổ chức nhiều hoạt động cho những cậu bé trong làng cùng chơi.

Nhưng đến một ngày chủ nhật nọ, một cậu bé, vốn rất chăm chỉ đến nghe nói chuyện bỗng nhiên không đến nữa. Nghe nói cậu ta không muốn nghe những bài nói chuyện tầm xàm và cũng chẳng muốn chơi với những cô cậu bé khác nữa.

Sau hai tuần, vị giáo sư quyết định đến thăm nhà cậu bé. Cậu bé đang ở nhà một mình, ngồi trước bếp lửa. Đoán được lý do chuyến viếng thăm, cậu bé mời vị giáo sư vào nhà và lấy cho ông một chiếc ghế ngồi bên bếp lửa cho ấm. Vị giáo sư ngồi xuống nhưng vẫn không nói gì. Trong im lặng, hai người cùng ngồi nhìn những ngọn lửa nhảy múa.

Sau vài phút, vị giáo sư lấy cái kẹp, cẩn thận nhặt một mẩu than hồng đang cháy sáng ra và đặt riêng nó sang bên cạnh lò sưởi. Rồi ông ngồi lại xuống ghế, vẫn im lặng. Cậu bé cũng im lặng quan sát mọi việc. Cục than đơn lẻ cháy nhỏ dần, cuối cùng cháy thêm được một vài giây nữa rồi tắt hẳn, không còn đốm lửa nào nữa. Nó trở nên lạnh lẽo và không còn sức sống.

Vị giáo sư nhìn đồng hồ và nhận ra đã đến giờ ông phải đến thăm một người khác. Ông chậm rãi đứng dậy, nhặt cục than lạnh lẽo và đặt lại vào giữa bếp lửa. Ngay lập tức, nó bắt đầu cháy, tỏa sáng, lại một lần nữa với ánh sáng và hơi ấm của những cục than xung quanh nó. Khi vị giáo sư đi ra cửa, cậu bé chủ nhà nắm tay ông và nói:

– Cảm ơn bác đã đến thăm, và đặc biệt cảm ơn bài nói chuyện của bác. Tuần sau cháu sẽ lại đến chỗ bác cùng mọi người.

(Nguồn https://truyenviet.vn/bai-thuyet-giang)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?

A. Miêu tả

B. Biểu cảm

C. Tự sự

D. Thuyết minh

Câu 2. Trong văn bản, nghĩa của từ “thuyết giảng” là gì?

A. Trình bày, giảng giải về một vấn đề

B. Bày tỏ cảm xúc về một vấn đề

C. Bác bỏ một ý kiến, vấn đề

D. Ép người khác phải nghe lời mình

Câu 3. Trước khi vị giáo sư đến thăm nhà, cậu bé là người thế nào?

A. Không hề muốn chơi hay làm bạn với bất kì ai

B. Lối sống khép kín, cá nhân

C. Cô độc

D. Tất cả đáp án trên

Câu 4. Vị giáo sư đã thuyết giảng cho cậu bé bằng cách nào?

A. Tổ chức nhiều hoạt động cho những cậu bé trong làng cùng chơi

B. Lấy kẹp nhặt một mẩu than hồng đang cháy sáng ra và đặt bên cạnh lò sưởi.

C. Nói chuyện về cuộc sống, về đồng bào vào mỗi ngày chủ nhật

D. Tất cả đáp án trên

Câu 5. Theo em, cậu bé đã nhận ra được bài học thuyết giảng nào từ vị giáo sư?

Câu 6. Lời nhắn gửi đến mọi người từ câu chuyện trên mà em tâm đắc.

Phần II: TẬP LÀM VĂN (5 điểm)

Phát biểu cảm nghĩ về một người thầy (cô) mà em yêu quý