Hướng dẫn cách giải/trả lời Đề thi học kì 2 Văn 7 Chân trời sáng tạo – Đề số 5 – Đề thi học kì 2 – Đề số 5 – Đề thi đề kiểm tra Văn lớp 7 Chân trời sáng tạo. Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:…
Đề thi
Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm)
Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
VẾT NỨT VÀ CON KIẾN
Khi ngồi ở bậc thềm trước nhà, tôi nhìn thấy một con kiến đang tha chiếc lá trên lưng. Chiếc lá lớn hơn con kiến gấp nhiều lần.
Bò được một lúc, con kiến chạm phải một vết nứt khá lớn trên nền xi măng. Nó dừng lại giây lát. Tôi tưởng con kiến hoặc là quay lại, hoặc là sẽ một mình bò qua vết nứt đó. Nhưng không. Con kiến đặt chiếc lá ngang qua vết nứt trước, sau đó đến lượt nó vượt qua bằng cách vượt lên trên chiếc lá. Đến bờ bên kia, con kiến lại tiếp tục tha chiếc als và tiếp tục cuộc hành trình.
Hình ảnh đó bất chợt làm tôi nghĩ rằng tại sao mình không thể học loài kiến nhỏ bé kia, biến những trở ngại, khó khăn của ngày hôm nay thành hành trang quý giá cho ngày mai tươi sáng hơn!
(Theo Hạt giống tâm hồn, tập 5, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2013)s
Câu 1. Văn bản trên thể hiện đặc trưng của thể loại văn học nào?
A. Truyện ngắn
B. Nghị luận văn học
C. Tùy bút, tản văn
D. Truyện khoa học viễn tưởng
Câu 2. Văn bản sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
A. Biểu cảm
B. Nghị luận
C. Miêu tả
D. Tự sự
Câu 3. Trong văn bản trên, tác giả có sử dụng mấy số từ?
A. 1 số từ
B. 2 số từ
C. 3 số từ
D. 4 số từ
Câu 4. Hình tượng trung tâm của đoạn trích trên là?
A. Con kiến và vết nứt
B. Con kiến, vết nứt và chiếc lá
C. Vết nứt và chiếc lá
D. Chiếc lá và con kiến
Câu 5. Con kiến đã làm gì để vượt qua vết nứt?
A. đặt chiếc lá qua vết nứt sau đó bò lên chiếc lá
B. tự mình đi qua vết nứt một cách dễ dàng
C. lấy chiếc lá đặt trên lưng tha qua vết nứt
D. nhờ đồng đội bắc cầu để đi qua vết nứt
Câu 6. Câu văn: “Khi ngồi ở bậc thềm trước nhà, tôi nhìn thấy một con kiến đang tha chiếc lá trên lưng” được mở rộng thành phần nào?
A. Trạng ngữ
B. Trạng ngữ và chủ ngữ
C. Trạng ngữ và vị ngữ
D. Chủ ngữ và vị ngữ
Câu 7. Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì qua hình ảnh “vết nứt” và “con kiến”?
A. Hoán dụ
B. Nhân hóa
C. Ẩn dụ
D. So sánh
Câu 8. Em có đồng tình với quan điểm của tác giả được thể hiện trong câu văn sau không?
“Hình ảnh đó bất chợt làm tôi nghĩ rằng tại sao mình không thể học loài kiến nhỏ bé kia, biến những trở ngại, khó khăn của ngày hôm nay thành hành trang quý giá cho ngày mai tươi sáng hơn”
A. Đồng tình
B. Không đồng tình
Câu 9. Nêu ý nghĩa của “chiếc lá” và “vết nứt” trong câu chuyện trên?
Câu 10. Em hãy nêu một bài học có ý nghĩa sâu sắc đối với em sau khi đọc xong văn bản trên.
Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1. Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nêu cảm xúc của em về một người đã truyền cảm hứng cho em có nghị lực vươn lên trong học tập.
Câu 2. Hãy viết bài văn nghị luận bàn về câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
Đáp án
Phần I:
Câu 1 (0.25 điểm):
Văn bản trên thể hiện đặc trưng của thể loại văn học nào? A. Truyện ngắn B. Nghị luận văn học C. Tùy bút, tản văn D. Truyện khoa học viễn tưởng |
Hướng dẫn:
Chú ý đặc trưng thể loại
Lời giải:
Văn bản trên thể hiện đặc trưng của thể loại truyện ngắn
=> Đáp án: A
Câu 2 (0.25 điểm):
Văn bản sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? A. Biểu cảm B. Nghị luận C. Miêu tả D. Tự sự |
Hướng dẫn:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải:
Phương thức biểu đạt chính: tự sự
=> Đáp án: D
Câu 3 (0.25 điểm):
Trong văn bản trên, tác giả có sử dụng mấy số từ? A. 1 số từ B. 2 số từ C. 3 số từ D. 4 số từ |
Hướng dẫn:
Vận dụng kiến thức về số từ
Lời giải:
Văn bản trên sử dụng 3 số từ
=> Đáp án: C
Câu 4 (0.25 điểm):
Hình tượng trung tâm của đoạn trích trên là? A. Con kiến và vết nứt B. Con kiến, vết nứt và chiếc lá C. Vết nứt và chiếc lá D. Chiếc lá và con kiến |
Hướng dẫn:
Đọc kĩ đoạn trích
Lời giải:
Hình tượng trung tâm: con kiến, vết nút và chiếc lá
=> Đáp án: B
Câu 5 (0.25 điểm):
Con kiến đã làm gì để vượt qua vết nứt? A. đặt chiếc lá qua vết nứt sau đó bò lên chiếc lá B. tự mình đi qua vết nứt một cách dễ dàng C. lấy chiếc lá đặt trên lưng tha qua vết nứt D. nhờ đồng đội bắc cầu để đi qua vết nứt |
Hướng dẫn:
Đọc kĩ đoạn trích
Lời giải:
Con kiến đã đặt chiếc lá qua vết nứt sau đó bò lên chiếc lá
=> Đáp án: A
Câu 6 (0.25 điểm):
Câu văn: “Khi ngồi ở bậc thềm trước nhà, tôi nhìn thấy một con kiến đang tha chiếc lá trên lưng” được mở rộng thành phần nào? A. Trạng ngữ B. Trạng ngữ và chủ ngữ C. Trạng ngữ và vị ngữ D. Chủ ngữ và vị ngữ |
Hướng dẫn:
Vận dụng kiến thức về mở rộng thành phần trong câu
Lời giải:
Câu trên được mở rộng thành phần trạng ngữ và vị ngữ
=> Đáp án: C
Câu 7 (0.25 điểm):
Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì qua hình ảnh “vết nứt” và “con kiến”? A. Hoán dụ B. Nhân hóa C. Ẩn dụ D. So sánh |
Hướng dẫn:
Vận dụng kiến thức về các biện pháp tu từ đã được học
Lời giải:
Tác giả sử dụng biện pháp ẩn dụ
=> Đáp án: C
Câu 8 (0.25 điểm):
Em có đồng tình với quan điểm của tác giả được thể hiện trong câu văn sau không? “Hình ảnh đó bất chợt làm tôi nghĩ rằng tại sao mình không thể học loài kiến nhỏ bé kia, biến những trở ngại, khó khăn của ngày hôm nay thành hành trang quý giá cho ngày mai tươi sáng hơn” A. Đồng tình B. Không đồng tình |
Hướng dẫn:
Nêu ý kiến
Lời giải:
Đồng tình
=> Đáp án: A
Câu 9 (0.5 điểm):
Nêu ý nghĩa của “chiếc lá” và “vết nứt” trong câu chuyện trên? |
Hướng dẫn:
Đọc kĩ nội dung đoạn trích và suy luận ý nghĩa biểu tượng
Lời giải:
Gợi ý:
– “vết nứt”: những khó khăn, trở ngại
– “chiếc lá”: cách giải quyết thông minh
Câu 10 (0.5 điểm):
Em hãy nêu một bài học có ý nghĩa sâu sắc đối với em sau khi đọc xong văn bản trên. |
Hướng dẫn:
Nêu suy nghĩ của em
Lời giải:
Gợi ý:
– Cuộc sống không phải lúc nào cũng bằng phẳng, cũng thuận buồm xuôi gió. Khó khăn, thử thách, sóng gió có thể nổi lên bất kì lúc nào.
– Trước bất cứ điều gì trong cuộc sống thường ngày, phải kiên trì, nhẫn nại, đối mặt với thử thách, không nên chỉ mới gặp trở ngại đã vội vàng bỏ cuộc
– Để theo đuổi được mục đích của bản thân, phải luôn nỗ lực, sáng tạo, khắc phục hoàn cảnh
– Phải biết biến những trở ngại, khó khăn của ngày hôm nay thành cơ hội, thành kinh nghiệm, thành hành trang quý giá cho ngày mai.
Phần II (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm):
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nêu cảm xúc của em về một người đã truyền cảm hứng cho em có nghị lực vươn lên trong học tập. |
Hướng dẫn:
Nêu suy nghĩ của em
Lời giải:
Gợi ý:
– Dẫn dắt và giới thiệu người đã truyền cảm hứng cho em có nghị lực vươn lên trong học tập mà em muốn bày tỏ tình cảm, cảm xúc, suy nghĩ … (người đó có thể là bố mẹ, anh chị em trong gia đình, là thầy cô giáo hoặc bạn bè trong lớp; cũng có thể là tấm gương về nghị lực sống trong xã hội…)
– Nêu cảm xúc và ấn tượng chung của em về người đó: cảm phục, ngưỡng mộ, yêu mến… vì đã truyền cho em cảm hứng nỗ lực, phấn đấu vượt qua khó khăn, trở ngại, thất bại trong học tập…
– Trình bày những biểu hiện cụ thể về: tình cảm, suy nghĩ, việc làm,… mà người đó đã thể hiện với mọi người, với em giúp em nhận thức sâu sắc về vai trò của ý chí, nghị lực và có niềm tin yêu trong cuộc sống; làm em thay đổi cách nhìn, cách nghĩ, cách cảm và có ý thức tự giác cao trong học tập, có bản lĩnh khi đứng trước những vấn đề khó khăn trong học tập và có sự nỗ lực, sáng tạo tìm giải pháp tích cực tháo gỡ khó khăn, trở ngại để thành công, khẳng định giá trị của bản thân.
– Bài học sâu sắc mà em nhận được từ người đã truyền cảm hứng cho em vươn lên trong học tập: cần phải có ý chí, nghị lực sống mạnh mẽ, có bản lĩnh và sự sáng tạo thông minh để khắc phục những chông gai, thử thách trong học tập cũng như trong cuộc sống; bản thân cần hoàn thiện về mọi mặt để trở thành người có lối sống tích cực lan tỏa những điều tốt đẹp đến với những người xung quanh…
– Khẳng định lại tình cảm, cảm xúc của em về người đã truyền cho em cảm hứng, tiếp thêm sức mạnh để em phấn đấu vươn lên trong học tập.
Câu 2 (5 điểm):
Hãy viết bài văn nghị luận bàn về câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. |
Hướng dẫn:
1. Mở bài
Giới thiệu câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
2. Thân bài
a. Giải thích câu tục ngữ
b. Biểu hiện
c. Ý nghĩa của lòng biết ơn
3. Kết bài
– Nêu cảm nhận cá nhân.
Lời giải:
Dàn ý tham khảo:
1. Mở bài
Giới thiệu câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
2. Thân bài
a. Giải thích câu tục ngữ:
– Quả là sản phẩm ngọt lành và là kết tinh tuyệt vời nhất của cây, tượng trưng cho những gì tốt đẹp nhất.
– Muốn có được quả ngọt thì phải có “kẻ trồng cây”, người đã dành công sức trồng trọt, chăm bón. Chính vì thế khi ta ăn một thứ quả ngọt lành thì trước tiên phải nghĩ đến người tạo ra nó đã phải vất vả, dãi nắng dầm sương bao lâu, phải nhớ đến công sức mà những người trồng đã bỏ ra.
=> Câu tục ngữ chính là lời khuyên dạy sâu sắc của cha ông ta đối với mỗi con người về lòng biết ơn, nhắc nhở chúng ta rằng mỗi một thành quả mà chúng ta hưởng dụng ngày hôm nay không phải tự nhiên mà xuất hiện. Mà nó là cả một quá trình phấn đấu, gây dựng của những người đi trước.
b. Biểu hiện:
– Biết ơn cha mẹ, những người có công sinh thành nuôi dưỡng.
– Biết ơn thầy cô những người đã truyền đạt cho ta kiến thức bước vào đời.
– Biết ơn những thế hệ cha anh đi trước đã hy sinh xương máu để cho chúng ta một cuộc sống hòa bình.
c. Ý nghĩa của lòng biết ơn:
– Việc sống với tấm lòng biết ơn sâu sắc khiến cho bạn trở nên hiền hòa, tình cảm, tâm hồn ngày càng trở nên trong sáng, bạn sẽ được mọi người xung quanh yêu quý tín nhiệm vì lối sống tình nghĩa, được bạn bè coi trọng và tin tưởng.
– Việc sống ân tình, ân nghĩa sẽ là tấm gương sáng cho con cái và các thế hệ tiếp nối.
– Nêu cảm nhận chung.
3. Kết bài
– Nêu cảm nhận cá nhân.