Trang chủ Lớp 7 Văn lớp 7 Đề thi đề kiểm tra Văn lớp 7 - Chân trời sáng tạo Đề thi học kì 2 Văn 7 Chân trời sáng tạo –...

Đề thi học kì 2 Văn 7 Chân trời sáng tạo – Đề số 13: Đề thi PHẦN I – ĐỌC HIỂU (6 điểm) Đọc văn bản sau: TRÒ CHƠI “CHIM BAY CÒ BAY” a

Giải và trình bày phương pháp giải Đề thi học kì 2 Văn 7 Chân trời sáng tạo – Đề số 13 – Đề thi học kì 2 – Đề số 13 – Đề thi đề kiểm tra Văn lớp 7 Chân trời sáng tạo. Đọc văn bản sau: TRÒ CHƠI “CHIM BAY CÒ BAY”…

Đề thi

PHẦN I – ĐỌC HIỂU (6 điểm)

Đọc văn bản sau:

TRÒ CHƠI “CHIM BAY CÒ BAY”

a. Mục đích

Trò chơi Chim bay cò bay hình thành tinh thần tập thể, luyện sự chú ý và phản xạ tốt, tập thể dục nhẹ nhàng cho trẻ.

b. Chuẩn bị

Tập hợp các bé đứng thành một vòng tròn, mặt hướng vào tâm.

Bài đồng dao được sử dụng trong trò chơi

Xấu hổ

Lấy rổ mà che

Lấy nong mà đậy

Lấy chày đập bóng

c. Hướng dẫn chơi

Mọi người đứng chung quanh tạo thành một vòng tròn và sẽ có một người điều khiển trò chơi đứng ở ngay giữa.

Người điều khiển nói “chim bay” đồng thời nhảy bật lên, giang hai cánh tay như chim đang bay.

Lúc đó, các trẻ phải làm động tác và hô theo người điều khiển.

Nếu người điều khiển hô những vật không bay được chẳng hạn như “nhà bay” hay “bàn bay” mà trẻ nào làm động tác bay theo người điều khiển hay những vật bay được mà lại không làm động tác bay thì sẽ bị phạt bằng cách lò cò một vòng bên ngoài vòng tròn.

Trong lúc bị phạt lò cò, các trẻ còn lại có thể vừa vỗ tay vừa hát các câu đồng dao có ý chọc bạn như:

Xấu hổ

Lấy rổ mà che

Lấy nong mà đậy

Lấy chày đập bóng.

Điều này, sẽ tạo nên sự lôi cuốn cho trò chơi hơn, có thể biến tấu thêm phần “cá lặn” hay “tàu lặn, vịt lặn” … để xen kẽ với trò “chim bay, cò bay”.

(In trong 100 trò chơi dân gian cho thiếu nhi, NXB Kim Đồng, 2014)

Câu 1. Văn bản “Chim bay, cò bay” thuộc thể loại nào?

A. Văn bản nghị luận

B. Văn bản truyện ngụ ngôn

C. Văn bản truyền thuyết

D. Văn bản thông tin

Câu 2. Văn bản “Chim bay, cò bay” cung cấp được những thông tin cơ bản nào?

A. Mục đích, hướng dẫn chơi, luật chơi

B. Mục đích, chuẩn bị, hướng dẫn chơi

C. Nguồn gốc, hướng dẫn chơi, luật chơi

D. Mục đích, hướng dẫn chơi, hình thức xử phạt

Câu 3. Văn bản “Chim bay, cò bay” hướng dẫn bao nhiêu cách chơi?

A. 3 cách chơi

B. 2 cách chơi

C. 1 cách chơi

D. 4 cách chơi

Câu 4. Số từ là:

A. Là từ biểu thị số lượng và số thứ tự của sự vật

B. Số từ biểu thị số lượng ước chừng

C. Số từ biểu thị số thứ tự

D. Số từ biểu thị số lượng

Câu 5. Thông tin trong mục “Hướng dẫn cách chơi” được triển khai theo cách nào?

A. Theo trình tự thời gian

B. Theo trình tự không gian

C. Theo quan hệ nhân quả

D. Theo diễn biến tâm lí

Câu 6. Trong các trò chơi sau trò chơi nào không phải là trò chơi dân gian?

A. Rồng rắn lên mây

B. Đua thuyền trên cạn

C. Ô ăn quan

D. Trò chơi điện tử

Câu 7. Xác định ý nghĩa của từ được in đậm trong câu thơ:

“Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt”

A. Biểu thị số lượng

B. Biểu thị số thứ tự

C. Biểu thị lượng từ

D. Biểu thị số lượng ước chừng

Câu 8. Tìm cụm từ dùng làm chủ ngữ trong câu “Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang”

A. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời

B. Dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang

C. Người dân cày Việt Nam

D. Dưới bóng tre xanh

Câu 9. (1.0 điểm) Trò chơi “Bịt mắt bắt dê” mang đến cho em những trải nghiệm gì?

Câu 10. (1.0 điểm) Hãy kể tên hai lễ hội mà em biết ở địa phương em?

PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (4 điểm)

Suy nghĩ về hiện tượng bạo lực học đường trong trường học hiện nay.

Đáp án

PHẦN I – ĐỌC HIỂU

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

D

B

C

A

A

D

B

C

Câu 1 (0.5 điểm)

Văn bản “Chim bay, cò bay” thuộc thể loại nào?

A. Văn bản nghị luận

B. Văn bản truyện ngụ ngôn

C. Văn bản truyền thuyết

D. Văn bản thông tin

Hướng dẫn:

Chú ý hình thức, ngôn ngữ của văn bản

Lời giải:

Văn bản thông tin

=> Đáp án: D

Câu 2 (0.5 điểm)

Văn bản “Chim bay, cò bay” cung cấp được những thông tin cơ bản nào?

A. Mục đích, hướng dẫn chơi, luật chơi

B. Mục đích, chuẩn bị, hướng dẫn chơi

C. Nguồn gốc, hướng dẫn chơi, luật chơi

D. Mục đích, hướng dẫn chơi, hình thức xử phạt

Hướng dẫn:

Đọc kĩ nội dung văn bản

Lời giải:

Mục đích, chuẩn bị, hướng dẫn chơi

=> Đáp án: B

Câu 3 (0.5 điểm)

Văn bản “Chim bay, cò bay” hướng dẫn bao nhiêu cách chơi?

A. 3 cách chơi

B. 2 cách chơi

C. 1 cách chơi

D. 4 cách chơi

Hướng dẫn:

Đọc kĩ nội dung văn bản

Lời giải:

Văn bản giới thiệu 1 cách chơi

=> Đáp án: C

Câu 4 (0.5 điểm)

Số từ là:

A. Là từ biểu thị số lượng và số thứ tự của sự vật

B. Số từ biểu thị số lượng ước chừng

C. Số từ biểu thị số thứ tự

D. Số từ biểu thị số lượng

Hướng dẫn:

Vận dụng kiến thức đã học về số từ

Lời giải:

Số từ là từ biểu thị số lượng và số thứ tự của sự vật

=> Đáp án: A

Câu 5 (0.5 điểm)

Thông tin trong mục “Hướng dẫn cách chơi” được triển khai theo cách nào?

A. Theo trình tự thời gian

B. Theo trình tự không gian

C. Theo quan hệ nhân quả

D. Theo diễn biến tâm lí

Hướng dẫn:

Đọc kĩ nội dung mục Hướng dẫn cách chơi

Lời giải:

Theo trình tự thời gian

=> Đáp án: A

Câu 6 (0.5 điểm)

Trong các trò chơi sau trò chơi nào không phải là trò chơi dân gian?

A. Rồng rắn lên mây

B. Đua thuyền trên cạn

C. Ô ăn quan

D. Trò chơi điện tử

Hướng dẫn:

Vận dụng hiểu biết của em về nguồn gốc của các trò chơi

Lời giải:

Trò chơi điện tử không phải là trò chơi dân gian

=> Đáp án: D

Câu 7 (0.5 điểm)

Xác định ý nghĩa của từ được in đậm trong câu thơ:

“Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt”

A. Biểu thị số lượng

B. Biểu thị số thứ tự

C. Biểu thị lượng từ

D. Biểu thị số lượng ước chừng

Hướng dẫn:

Vận dụng kiến thức đã học về số từ chỉ thứ tự

Lời giải:

Biểu thị số thứ tự

=> Đáp án: B

Câu 8 (0.5 điểm)

Tìm cụm từ dùng làm chủ ngữ trong câu “Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang”

A. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời

B. Dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang

C. Người dân cày Việt Nam

D. Dưới bóng tre xanh

Hướng dẫn:

Vận dụng kiến thức đã học về ngữ pháp

Lời giải:

“Người dân cày Việt Nam” là chủ ngữ

=> Đáp án: C

Câu 9 (1.0 điểm)

Trò chơi “Bịt mắt bắt dê” mang đến cho em những trải nghiệm gì?

Hướng dẫn:

Liên hệ thực tế

Lời giải:

Mang đến cho em những trải nghiệm: giúp em hình thành tinh thần tập thể, luyện sự chú ý và phản xạ tốt. Trò chơi giúp tạo không khí vui vẻ, sôi động và tăng thêm tính đoàn kết.

Câu 10 (1.0 điểm)

Hãy kể tên hai lễ hội mà em biết ở địa phương em?

Hướng dẫn:

Vận dụng hiểu biết của em

Lời giải:

Lễ hội ở địa phương em:

– Lễ hội Kate của xã Phú Lạc

– Lễ hội Nghinh Ông

PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (4 điểm)

Suy nghĩ về hiện tượng bạo lực học đường trong trường học hiện nay.

Hướng dẫn:

Liên hệ thực tế, lập luận, bàn luận

Lời giải:

a) Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận:

– Học sinh sinh viên là thời đẹp nhất trong cuộc đời mỗi chúng ta.

– Thế nhưng hiện nay, sự trong sáng, tươi đẹp hồn nhiên của thế hệ học sinh không còn nữa. Thay vào đó là những lời nói và hành động thô bạo, bậy bạ, thậm chí những đứa trẻ này còn đánh nhau, chúng xé áo, đánh bạn giữa đường.

– Tình trạng bạo lực học đường diễn ra phổ biến, tràn lan được lan rộng trên Internet, chúng ta cùng đi tìm hiểu tình trạng này.

b) Thân bài

* Thế nào là bạo lực học đường?

– Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, thiếu đạo đức với bạn mình.

– Cách cư xử thiếu văn minh, không có giáo dục của thế hệ học sinh.

– Xúc phạm đến tinh thần và thể xác người khác, gây ảnh hưởng nghiêm trọng.

* Hiện trạng của bạo lực học đường hiện nay

– Hình thức:

Xúc phạm, lăng mạ, sỉ nhục, đay nghiến, chà đạp nhân phẩm, làm tổn thương về mặt tinh thần con người thông qua lời nói.

Đánh đập, tra tấn, hành hạ, làm tổn hại về sức khỏe, xâm phạm cơ thể con người thông qua những hành vi bạo lực.

– Thực tế chứng minh:

Chỉ cần một thao tác rất nhanh trên Google ta có thể tìm thấy hàng loạt các clip bạo lực của nữ sinh: nữ sinh Hưng Yên bị bạo hành, thêm một vụ bạo lực học đường vừa xảy ra ở Quảng Ninh…

Học sinh có thái độ không đúng mực với thầy cô giáo, dùng dao đâm bạn bè, thầy cô…

Lập nên các nhóm hội hoạt động đánh nhau có tổ chức.

Giáo viên đánh đập, xúc phạm tới nhân phẩm của học sinh…

* Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bạo lực học đường

– Do ảnh hưởng của môi trường bạo lực, thiếu văn hóa.

– Chưa có sự quan tâm từ gia đình.

– Không có sự giáo dục đúng đắn của nhà trường.

– Xã hội dửng dưng trước những hành động bạo lực.

– Sự phát triển chưa toàn diện của học sinh.

* Hậu quả của bạo lực học đường

– Với người bị bạo lực:

Bị ảnh hưởng về tinh thần và thể chất.

Làm cho gia đình họ bị đau thương.

Làm cho xã hội nghị luận, tranh cãi.

– Với người gây ra bạo lực:

Phát triển không toàn diện.

Mọi người, xã hội chê trách.

Ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống hiện tại và tương lai, sự nghiệp bị mất.

* Giải pháp khắc phục nạn bạo lực học đường

– Nhà trường cần nâng cao tầm quan trọng trong việc dạy bảo học sinh hiệu quả nhất, luôn quan sát, quan tâm về cả bên ngoài lẫn nhận thức của các em trong các vấn đề.

– Cha mẹ nên chăm lo và quan tâm đến con cái nhiều hơn.

– Tự bản thân có trách nhiệm xa lánh tình trạng này.

c) Kết bài

Nêu cảm nghĩ của em về nạn bạo lực học đường.

– Đây là một hành vi không tốt.

– Em sẽ làm gì để ngăn chặn tình trạng này?