Phân tích, đưa ra lời giải Tổng hợp 10 đề kiểm tra giữa học kì 1 Văn 7 Cánh diều có đáp án – Đề thi giữa kì 1 – Đề thi đề kiểm tra Văn lớp 7 Cánh diều. …
Đề 1
Phần I: ĐỌC – HIỂU (5 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
Dạ khúc cho vần trăng
Trăng non ngoài cửa sổ Mảnh mai như lá lúa Thổi nhẹ thôi là bay Con ơi ngủ cho say Để trăng thành chiếc lược Chải nhẹ lên mái tóc Để trăng thành lưỡi cày Rạch bầu trời khuya nay |
Trăng thấp thoáng cành cây Tìm con ngoài cửa sổ Cửa nhà mình bé quá Trăng lặn trước mọi nhà Vai mẹ thành võng đưa Theo con vào giấc ngủ Trăng thành con thuyền nhỏ Đến bến bờ tình yêu… (Duy Thông) |
Câu 1 (0.5 điểm): Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
A. Thơ bốn chữ
B. Thơ năm chữ
C. Thơ song thất lục bát
D. Thơ lục bát
Câu 2 (0.5 điểm): Bài thơ “Dạ khúc cho vầng trăng” được ngắt nhịp theo cách nào?
A. Nhịp 1/2/2 và 2/3
B. Nhịp 1/4 và 2/2/1
C. Nhịp 2/3 và 3/2
D. Nhịp 3/2 và 1/4
Câu 3 (0.5 điểm): Các vần “ay” trong các tiếng “bay-say” ở những dòng thơ sau sử dụng kiểu gieo vần nào?
“Mảnh mai như lá lúa
Thổi nhẹ thôi là bay
Con ơi ngủ cho say
Để trăng thành chiếc lược”
A. Vần chân
B. Vần lưng
C. Vần cách
D. Vần hỗn hợp
Câu 4 (0.5 điểm): Trong bài thơ, tác giả liên tưởng và so sánh trăng với những hình ảnh nào?
A. Cửa sổ, mái tóc, cành cây, bến bờ
B. Lá lúa, chiếc lược, lưỡi cày, con thuyền
C. Cửa sổ, mái tóc, chiếc lược, lưỡi cày
D. Lá lúa, chiếc lược, cành cây, bến bờ
Câu 5 (0.5 điểm): Từ “dạ khúc” có nghĩa là gì?
A. Bản tình ca có những giai điệu trầm lắng, ngọt ngào, êm ái
B. Khúc nhạc nhẹ nhàng, êm ái làm đắm say lòng người
C. Ca khúc trữ tình nhẹ nhàng, sâu lắng khiến lòng người rung động
D. Tác phẩm âm nhạc có nội dung u buồn hay mơ màng, thích hợp cho đêm khuya
Câu 6 (0.5 điểm): Các hình ảnh trăng non, cửa sổ, lá lúa, chiếc lược, mái tóc, lưỡi cày, cành cây, võng, con thuyền người mẹ nói với em nhỏ trong bài thơ là gì?
A. Những hình ảnh gần gũi, quen thuộc, ấm áp tình mẹ
B. Những hình ảnh chỉ có trong truyện cổ tích
C. Những hình ảnh tráng lệ, ít thấy trong đời sống
D. Những hình ảnh chỉ có trong trí tưởng tượng của mẹ
Câu 7 (1 điểm): Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:
“Trăng thấp thoáng cành cây
Tìm con ngoài cửa sổ
Cửa nhà mình bé quá
Trăng lặn trước mọi nhà”
Câu 8 (1 điểm): Viết đoạn văn từ 5 -7 dòng trình bày cảm nhận của em về cái hay của nội dung hoặc đặc sắc nghệ thuật của bài thơ “Dạ khúc vầng trăng”.
Phần II: TẠO LẬP VĂN BẢN (5 điểm)
Em đã học và đọc nhiều câu chuyện lịch sử, hãy viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật hoặc một sự kiện lịch sử mà em yêu thích.
Đề 2
Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm)
Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Tôi hãy còn nhớ buổi chiều hôm đó – buổi chiều sau một ngày mưa rừng, giọt mưa còn đọng trên lá, rừng sáng lấp lánh. Đang ngồi làm việc dưới tấm ni lông nóc, tôi bỗng nghe tiếng kêu. Từ con đường mòn chạy lẫn trong rừng sâu, anh hớt hải chạy về, tay cầm khúc ngà đưa lên khoe với tôi. Mặt anh hớn hở như một đứa trẻ được quà.
Sau đó anh lấy vỏ đạn hai mươi ly của Mỹ, đập mỏng làm thành một cây cưa nhỏ, cưa khúc ngà thành từng miếng nhỏ. Những lúc rỗi, anh cưa từng chiếc răng lược, thận trọng tỷ mỉ và cố công như người thợ bạc. Chẳng hiểu sao tôi thích ngồi nhìn anh làm và cảm thấy vui vui khi thấy bụi ngà rơi mỗi lúc một nhiều. Một ngày, anh cưa được một vài răng. Không bao lâu sau, cây lược được hoàn thành. Cây lược dài độ hơn một tấc, bề ngang độ ba phân rưỡi, cây lược cho con gái, cây lược dùng để chải mái tóc dài, cây lược chỉ có một hàng răng thưa. Trên sống lưng lược có khắc một hàng chữ nhỏ mà anh đã gò lưng tẩn mẩn khắc từng nét: “Yêu nhớ tặng thu, con của ba”. Cây lược ngà ấy chưa chải được mái tóc của con, nhưng nó như gỡ rối được phần nào tâm trạng của anh. Những đêm nhớ con, anh ít nhớ đến nỗi hối hận đánh con, nhớ con, anh lấy cây lược ra ngắm nghía rồi mài lên tóc cho cây lược thêm bóng, thêm mượt. Có cây lược, anh càng mong gặp lại con. Nhưng rồi một chuyện không may xảy ra. Một ngày cuối năm năm mươi tám, năm đó ta chưa võ trang – trong một trận càn lớn của quân Mỹ – ngụy, anh Sáu bị hy sinh. Anh bị viên đạn của máy bay Mỹ bắn vào ngực. Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu. Tôi không đủ lời lẽ để tả lại cái nhìn ấy, chỉ biết rằng, cho đến bây giờ, thỉnh thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mắt của anh.
– Tôi sẽ mang về trao tận tay cho cháu
Tôi cúi xuống nhìn anh và khẽ nói. Đến lúc ấy, anh mới nhắm mắt đi xuôi.
(Trích “Chiếc lược ngà” – Nguyễn Quang Sáng)
Câu 1 (0.5 điểm): Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích
A. Nghị luận
B. Biểu cảm
C. Tự sự
D. Miêu tả
Câu 2 (0.5 điểm): Đoạn trích được kể theo ngôi thứ mấy?
A. Ngôi thứ nhất
B. Ngôi thứ ba
C. Ngôi thứ nhất số nhiều
D. Ngôi kể thay đổi linh hoạt
Câu 3 (0.5 điểm): Trong câu “Cây lược dài độ hơn một tấc, bề ngang độ ba phân rưỡi, cây lược cho con gái, cây lược dùng để chải mái tóc dài, cây lược chỉ có một hàng răng thưa”, tác giả sử dụng mấy số từ?
A. 1 số từ
B. 2 số từ
C. 3 số từ
D. 4 số từ
Câu 4 (0.5 điểm): Cây lược được nhắc đến trong đoạn trích có ý nghĩa biểu trưng cho điều gì?
A. Là kỉ vật thiêng liêng biểu trưng cho tình phụ tử
B. Là món quà ân tình của ông Sáu dành tặng con gái
C. Là biểu trưng cho nghĩa tình đồng đội giữa người kể chuyện và ông Sáu
D. Là cây lược làm bằng ngà voi vô cùng quý hiếm
Câu 5 (0.5 điểm): “Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu.”
Câu văn trên thể hiện nội dung gì?
A. Thể hiện tình phụ tử thiêng liêng bất diệt trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh
B. Phản ánh sự khốc liệt của chiến trang thời chống Mỹ của nhân dân miền Nam
C. Thể hiện nỗi đau đớn của ông Sáu khi bị viên đạn của máy bay Mỹ bắn vào ngực
D. Diễn tả xúc động hành động trao gửi chiếc lược ngà của ông Sáu cho nhân vật “tôi” trước giờ phút hi sinh
Câu 6 (0.5 điểm): Có ý kiến cho rằng: Người kể chuyện là đồng đội của ông Sáu, là người chứng kiến các sự việc xoay quanh tình cảm của cha con ông Sáu nên kể lại câu chuyện một cách chân thực, cảm động. Em có đồng tình với ý kiến đó không?
A. Đồng tình
B. Không đồng tinh
Phần II: TẠO LẬP VĂN BẢN (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Nhân vật người cha (ông Sáu) trong đoạn trích trên được tác giả thể hiện bằng nhiều chi tiết đặc sắc, cảm động. Em hãy lựa chọn và nêu cảm nhận về một trong các chi tiết ấy
Câu 2 (5 điểm): Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về bài thơ Ông đồ
Đề 3
Phần I (3 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
Những ngón chân của bố khum khum, lúc nào cũng như bám vào đất để khói trơn ngã. Người ta nói “đấy là bàn chân vất vả”. Gan bàn chân bao giờ cũng xám xịt và lỗ rỗ, bao giờ cũng khuyết một miếng, không đầy đặn như gan bàn chân người khác. Mu bàn chân mốc trắng, bong da từng bãi, lại có nốt lấm tấm. Đêm nào bố cũng ngâm nước nóng hòa muối, gãi lấy gãi để rồi xỏ vào đôi guốc mộc. Khi ngủ bố rên, rên vì đau mình, nhưng cũng rên vì nhức chân. Rượu tê thấp không tài nào xoa bóp khỏi. Bố đi chân đất. Bố đi ngang dọc đông tây đâu đâu con không hiểu. Con chỉ thấy ngày nào bố cũng ngâm chân xuống nước xuống bùn để câu quăng. Bố tất bật đi từ khi sương còn đẫm ngọn cây ngọn cỏ. Khi bố về cũng là lúc cây cỏ đẫm sương đêm. Cái thúng câu bao lần chà đi xát lại bằng sắn thuyền. Cái ống câu nhẵn mòn, cái cần câu bóng dấu tay cầm. Con chỉ biết cái hòm đồ nghề cắt tóc sực mùi dầu máy tra tông-đơ, cái ghế xếp bao lần thay vải, nó theo bố đi xa lắm. Bố ơi! Bố chữa làm sao được lành lặn đôi bàn chân ấy: đôi bàn chân dầm sương dãi nắng đã thành bệnh.
Câu 1 (0,5 điểm): Đoạn trích trên đã sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
A. Biểu cảm
B. Tự sự
C. Miêu tả
D. Thuyết minh
Câu 2 (0,5 điểm): Đặc điểm nổi bật ở bố được người kể tập trung miêu tả, bày tỏ tình cảm, cảm xúc là?
A. Mu bàn chân
B. Mu bàn chân
C. Những ngón chân
D. Đôi bàn chân
Câu 3 (0,5 điểm): Các từ: khum khum, lỗ rỗ, đâu đâu, vất vả, tất bật, lành lặn thuộc loại từ gì?
A. Từ láy
B. Từ đơn
C. Từ ghép
D. Từ nhiều nghĩa
Câu 4 (0,5 điểm): Câu văn: “Bố tất bật đi từ khi sương còn đẫm ngọn cây ngọn cỏ”, thành phần câu nào được mở rộng bằng một cụm từ?
A. Thành phần chủ ngữ và vị ngữ
B. Thành phần vị ngữ và trạng ngữ
C. Thành phần chủ ngữ và trạng ngữ
D. Thành phần chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ
Câu 5 (0,5 điểm): Trong đoạn: “Đêm nào bố cũng ngâm nước nóng hòa muối, gãi lấy gãi để rồi xỏ vào đôi guốc mộc. Khi ngủ bố rên, rên vì đau mình, nhưng cũng rên vì nhức chân” có mấy phó từ?
A. 1 phó từ
B. 2 phó từ
C. 3 phó từ
D. 4 phó từ
Câu 6 (0,5 điểm): Đoạn văn trên đã thể hiện tình cảm gì của người viết đối với người bố của mình?
A. Trân trọng những tình cảm mà bố đã dành cho gia đình
B. Thương đôi bàn chân vất vả của bố đã dãi nắn dầm sương lo lắn cho gia đình
C. Lo lắng đôi bàn chân bị bệnh của bố, thấu cảm trước những vất vả của bố
D. Yêu thương, trân trọng, biết ơn bố – người đã hi sinh thầm lặng cả cuộc đời cho gia đình
Phần II (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Nêu nội dung chính của đoạn trích?
Câu 2 (5 điểm): Nêu cảm nghĩ về bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh.
Đề 4
Phần I: ĐỌC – HIỂU (4 điểm)
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:
Tôi dụi mắt bò ra khoang trước, vốc nước dưới sông lên rửa mặt. Trên vệt rừng đen ở chỗ con sông ngoặt như lưỡi cưa cá mập chơm chởm dựng đầu răng nhọn đã ửng lên màu mây hồng phơn phớt. Từ chỗ vệt rừng đen xa tít đó, chim cất cánh tua tủa bay lên, giống hệt đàn kiến từ lòng quả đất chui ra, bò li ti đen ngòm lên da trời. Càng đến gần, khi bóng chim chưa hiện rõ hình đôi cánh, thì quang cảnh đàn chim bay lên giống như đám gió bốc tro tiền, tàn bay liên tri hồ điệp. Những bầy chim đen bay kín trời, vươn cổ dài như tàu bay cổ ngỗng lướt qua trên sông, cuốn theo sau những luồng gió vút cứ làm tai tôi rối lên, hoa cả mắt. Mỗi lúc tôi càng nghe rõ tiếng chim kêu náo động như tiếng xóc những rổ tiền đồng. Và gió đưa đến một mùi tanh lợm giọng, khiến tôi chỉ chực nôn ọe. Chim đậu chen nhau trắng xóa trên những đầu cây mắm, cây chà là, cây vẹt rụng trụi gần hết lá. Cồng cộc đứng trong tổ vươn cánh như tượng những người vũ nữ bằng đồng đen đang vươn tay múa. Chim già đãy, đầu hói như những ông thầy tu mặc áo xám, trầm tư rụt cổ nhìn xuống chân. Nhiều con chim rất lạ, to như con ngỗng đậu đến quằn nhánh cây. Một con điêng điểng ngóc cổ lên mặt nước, thoạt trông tôi tưởng là một con rắn từ dưới nước cất đầu lên. Khi thuyền chúng tôi chèo đến gần, nó bèn ngụp xuống lặn mất. Chốc sau đã lại thấy nó nổi lên gần bờ, mỏ ngậm con tôm xanh gần bằng cổ tay còn đang vung râu cựa quậy. Tôi mê quá! Mà thằng Cò cũng mê như tôi. Hai đứa cùng ước: phải chi mình được dừng thuyền lại đây vài hôm để bắt chim thì phải biết! Chim từ những đâu tập trung về ở đây, nhiều không thể nói được! Ở đây, còn có rất nhiều giống chim lạ, không thấy bày bán ở chợ Mặt Trời. Chúng đậu thấp lắm, đứng dưới gốc cây có thể thò tay lên tổ nhặt trứng một cách dễ dàng.
(Trích “Đất rừng phương Nam” – Đoàn Giỏi)
Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?
A. Nghị luận
B. Thuyết minh
C. Tự sự
D. Biểu cảm
Câu 2: Trong câu văn sau, từ ngữ nào là ngôn ngữ vùng miền?
“Hai đứa cùng ước: phải chi mình được dừng thuyền lại đây vài hôm để bắt chim thì phải biết!”
A. Phải chi
B. Dừng thuyền
C. Vài hôm
D. Bắt chim
Câu 3: Trong đoạn trích, tác giả sử dụng trình tự kể và miêu tả nào sau đây?
A. Từ cụ thể đến khái quát
B. Từ xa đến gần
C. Từ dưới lên trên
D. Từ trong ra ngoài
Câu 4: Đoạn trích trên tập trung kể và tả về đối tượng nào?
A. Cuộc đi chơi thú vị của nhân vật tôi và Cò
B. Chợ Mặt Trời
C. Các loài chim ở đất rừng phương Nam
D. Sông nước Cà Mau
Câu 5: Vị trí quan sát của người kể chuyện và miêu tả trong đoạn trích ở đâu?
A. Từ trên khoang thuyền
B. Tự chợ Mặt Trời
C. Từ trên bìa rừng
D. Từ dưới gốc cây
Câu 6: Trong câu: “Khi thuyền chúng tôi chèo đến gần, nó bèn ngụp xuống lặn mất”, từ “nó” chỉ đối tượng nào?
A. Chim già đãy
B. Con điêng điểng
C. Chim cồng cộc
D. Loài chim lạ
Câu 7: Xác định nội dung tương ứng với con chim điêng điểng trong đoạn văn
A. Đứng trong tổ vươn cánh như tượng những người vũ nữ bằng đồng đen đang vươn tay múa
B. Ngóc cổ lên mặt nước,… ngụp xuống lặn mất… nổi lên gần bờ, mỏ ngậm con tôm xanh gần bằng cổ tay còn đang vung râu cựa quậy
C. Chim cất cánh tua tủa bay lên, giống hệt đàn kiến từ lòng quả đất chui ra, bò li ti đen ngòm lên da trời
D. Đầu hói như những ông thầy tu mặc áo xám, trầm tư rụt cổ nhìn xuống chân
Câu 8: Xác định nội dung tương ứng với con chim già đãy trong đoạn văn
A. Đứng trong tổ vươn cánh như tượng những người vũ nữ bằng đồng đen đang vươn tay múa
B. Ngóc cổ lên mặt nước,… ngụp xuống lặn mất… nổi lên gần bờ, mỏ ngậm con tôm xanh gần bằng cổ tay còn đang vung râu cựa quậy
C. Chim cất cánh tua tủa bay lên, giống hệt đàn kiến từ lòng quả đất chui ra, bò li ti đen ngòm lên da trời
D. Đầu hói như những ông thầy tu mặc áo xám, trầm tư rụt cổ nhìn xuống chân
Câu 9 (1 điểm): Đọc lại các câu văn có sử dụng các hình ảnh so sánh trong đoạn trích trên và cho biết tác dụng của việc sử dụng các hình ảnh so sánh đó.
Câu 10 (1 điểm): Viết đoạn văn khoảng 5 -7 câu nên cảm nhận về bức tranh thiên nhiên vùng đất phương Nam được nhà văn Đoàn Giỏi khắc họa trong đoạn trích trên.
Phần II: TẠO LẬP VĂN BẢN (6 điểm)
Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ về người bà trong bài thơ Tiếng gà trưa
Đề 5
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:
CÂU CHUYỆN RÙA VÀ THỎ
Một buổi sáng trời mát mẻ, bên bờ hồ trong xanh, Rùa đang hì hục tập chạy.
Thỏ đi qua, nhìn thấy vậy thì phá lên cười, nhạo báng:
– Cậu nên thôi cái việc vô ích ấy đi. Khắp cả khu rừng này, ai chả biết họ nhà cậu là giống loài chậm chạm nhất.
Rùa ngẩng lên, đáp:
– Tôi tập chạy cho khỏe.
Thỏ nói:
– Tôi nói thật đấy! Dù cậu có dành cả đời tập chạy, cũng không bao giờ theo kịp được tôi.
Rùa bực mình vì vẻ ngạo mạn của Thỏ, trả lời lại:
– Nếu vậy tôi với anh thử chạy thi xem ai trong chúng ta sẽ về đích trước.
Thỏ phá lên cười, bảo rằng:
– Sao cậu không rủ Sên thi cùng ấy. Chắc chắn cậu sẽ thắng!
Rùa nói chắc nịch:
– Anh đừng có chế giễu tôi. Chúng ta cứ thử thi xem sao. Chưa biết ai thua cuộc đâu!
Thỏ nhíu mày, vểnh đôi tai lên tự đắc:
– Được thôi! Tôi sẽ cho cậu thấy
Rùa và Thỏ quy ước lấy gốc cây cổ thụ bên kia hồ làm đích rồi cả hai vào vạch xuất phát.
Thỏ vẫn ngạo nghễ:
– Tôi chấp cậu chạy trước nửa đường luôn đấy!
Biết mình chậm chạm, Rùa không nói gì, chỉ tập trung dồn sức chạy thật nhanh. Thỏ nhìn theo mỉm cười, vỗ tay cổ vũ Rùa.
Thỏ nghĩ: “Giờ mà chạy có thắng cậu ta cũng chả vẻ vang gì. Để lúc nào Rùa gần tới nơi, mình phóng lên cán đích trước càng khiến cậu ta nể phục.” Thế là Thỏ nhởn nhơ gặm cỏ, đuổi theo vui đùa cùng lũ bướm ven đường. Mải chơi, Thỏ quên mất cả cuộc thi. Thỏ đang khoan thai nằm lim dim ngắm bầu trời trong xanh, mây trôi nhè nhẹ. Bỗng bật dậy nhớ tới cuộc thi. Ngước đầu lên thì Rùa đã gần tới đích. Thỏ cắm đầu cắm cổ chạy miết nhưng không kịp nữa. Rùa đã cán đích trước Thỏ một đoạn đường dài.
(Câu chuyện Rùa và Thỏ – Truyện ngụ ngôn La Phông-ten– NXB Văn học)
Câu 1. Nhân vật chính trong câu chuyện trên là những nhân vật nào
A. Thỏ và Cáo
B. Cáo và Rùa
C. Thỏ và Sên
D. Thỏ và Rùa
Câu 2. Câu chuyện trong tác phẩm được kể bằng lời của ai?
A. Lời của nhân vật Rùa.
B. Lời của người kể chuyện.
C. Lời của nhân vật Thỏ.
D. Lời của nhân vật Sên.
Câu 3. Trong văn bản Câu chuyện Rùa và Thỏ, Rùa đang tập chạy ở đâu?
A. Bên bờ suối
B. Bên bờ hồ
C. Bên bờ sông
D. Bên bìa rừng
Câu 4: Trong văn bản Câu chuyện Rùa và Thỏ, Thỏ chấp Rùa chạy trước bao nhiêu quãng đường?
A. 1/2 quãng đường
B. 1/3 quãng đường
C. 1/4 quãng đường
D. 1/5 quãng đường
Câu 5. Tìm phó từ trong câu sau: “Một buổi sáng trời mát mẻ, bên bờ hồ trong xanh, Rùa đang hì hục tập chạy.”
A. trời
B. bên
C. đang
D. Một
Câu 6. Vì sao trong cuộc thi, Thỏ không xuất phát cùng lúc với Rùa?
A. Thỏ thích ngắm cảnh đẹp trên đường
B. Thỏ thích thể hiện mình
C. Thỏ ngạo mạn, coi thường Rùa
D. Rùa muốn Thỏ nhường mình
Câu 7. Vì sao Rùa chiến thắng trong cuộc thi chạy?
A. Rùa luôn tỉnh táo, không ham chơi
B. Rùa có ý chí, kiên trì, biết nỗ lực, biết cố gắng
C. Rùa may mắn hơn Thỏ
D. Thỏ nhường Rùa thắng
Câu 8. Trong câu: “Rùa bực mình vì vẻ ngạo mạn của Thỏ”, từ ngạo mạn có nghĩa là gì?
A. Tự tin, biết tự lượng sức mình
B. Nhiệt tình, biết chừng mực
C. Khiêm tốn, tự tin về bản thân
D. Kiêu ngạo, tự tin thái quá về bản thân
Câu 9. Bài học em rút ra từ câu chuyện Rùa và Thỏ là gì?
Câu 10. Nếu em là nhân vật Thỏ trong câu chuyện trên, em sẽ tham gia cuộc thi chạy với Rùa như thế nào? Vì sao em lựa chọn như thế? (Viết câu trả lời khoảng 3 – 5 câu văn)
Phần II: TẠO LẬP VĂN BẢN (4 điểm)
Viết bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử
Đề 6
I. Đọc hiểu (4đ)
Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi phía dưới:
ANH THỢ GỐM – Huy Cận
Nắng lên hồng ban mai Anh thợ gốm ngồi xoay Đất mịn nhào với nắng Hình đẹp nở trong tay. Gió xuân man mác thổi Cỏ non rờn ngoài đê Mùa xuân đang tạo lại Cây lá trên đồng quê. Anh ngồi xoay ung dung Ánh sáng rọi theo cùng Ngực anh màu nắng đượm Đẹp hồng như đất nung. |
Bình đẹp nghìn xưa cũ Tay ông cha giao về Đang sống lại tươi tắn Trong bàn tay vuốt ve… Bình cao dáng trẻ thon Lọ nhớn thân đẫy tròn Đẹp phúc đầy của mẹ Đẹp duyên hiền của con. Xoay xoay bàn gỗ ơi, Nước mát nhào đất tơi Anh làm thêm cái đẹp Chưa có ở trong đời… |
Câu 1: Dòng nào nói đúng đặc điểm về thể thơ của bài thơ Anh thợ gốm?
A. Thể thơ năm chữ (5 chữ/dòng); 4 dòng/khổ; gieo vần chân.
B. Thể thơ năm chữ (5 chữ/dòng); 4 dòng/khổ; gieo vần lưng
C. Thể thơ năm chữ (5 chữ/dòng); 4 dòng/khổ; gieo vần liền, vần cách.
D. Thể thơ tự do; 4 dòng/khổ; gieo vần liền, vần cách.
Câu 2: Xác định đề tài của bài thơ:
A. Người lao động.
B. Tình yêu quê hương đất nước.
C. Người nghệ sĩ.
D. Người nông dân.
Câu 3. Đối tượng trữ tình của bài thơ là:
A. Nghề gốm nghệ thuật.
B. Anh thợ gốm tài hoa.
C. Người lao động khéo léo.
D. Khung cảnh lao động tươi vui.
Câu 4: Những khổ thơ nào viết về quá trình làm việc của anh thợ gốm?
A. Khổ 1.
B. Khổ 2.
C. Khổ 3, 4.
D. Khổ 3, 4, 5, 6.
Câu 5: Người thợ gốm được gợi tả trong tư thế nào?
A. Đang ngắm nghía sản phẩm của mình.
B. Đang vuốt bình theo nhịp xoay.
C. Đang trong quá trình chế tác những chiếc bình cổ, tạo sản phẩm mới.
D. Đang đạp bàn xoay.
Câu 6: Ngực anh màu nắng đượm/ Đẹp hồng như đất nung sử dụng nghệ thuật
nào, gợi tả vẻ đẹp nào của thợ gốm?
A. Ẩn dụ, so sánh, gợi tả vẻ khỏe khoắn, rắn rỏi… tuyệt đẹp của anh thợ gốm.
B. Nghệ thuật so sánh, gợi tả vẻ đẹp phi thường của anh thợ gốm.
C. Nghệ thuật so sánh, gợi tả vẻ đẹp dung dị trong nắng của anh thợ gốm.
D. Nghệ thuật so sánh, gợi tả sự cần mẫn của anh thợ gốm.
Câu 7: Hình ảnh nào đã được lặp lại hai lần trong bài thơ? Chúng gợi tả và làm nổi bật điều gì về con người lao động?
A. Hình ảnh bàn tay gợi sự khỏe khoắn, nhanh nhẹn của người thợ thủ công.
B. Hình ảnh bàn tay gợi thao tác khéo léo, điêu luyện của nghệ nhân.
C. Hình ảnh xoay xoay gợi sự liên tục tuần hoàn trong lao động
D. Hình ảnh nắng gợi khung cảnh lao động tràn ngập ánh sáng
Câu 8: Mùa xuân và người thợ gốm có nét tương đồng nào?
A. Đều tràn đầy sức sống
B. Đều xuất hiện trong nắng rực rỡ
C. Con người và mùa xuân đang sáng tạo cái đẹp, sự sống
D. Cùng tạo nên không gian tươi sáng của mùa xuân
Câu 9: Hãy viết/vẽ về khổ thơ (có hình ảnh, tư thế) em thích nhất trong bài thơ này (nếu là hình ảnh, đồ họa cần có dòng caption – Lời chú thích, thuyết minh) (1đ)
Câu 10: Viết bài giới thiệu về một sản phẩm đồ gốm/ mỹ nghệ mà em yêu thích với khách du lịch đến Việt Nam (1đ)
PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (6 điểm)
Câu 1: Có dịp đi du lịch, em thích thú với việc tham quan làng nghề ở địa phương không? Theo em, qua làng nghề ở mỗi địa phương, khách tham quan sẽ biết thêm điều gì? (2đ)
Câu 2: Trong vai một hướng dẫn viên du lịch, em hãy giới thiệu một làng nghề truyền thống của địa phương em (của Việt Nam) với khách du lịch (bài từ 1 – 1,5 trang giấy thi) (4đ)
—–Hết—–
– Học sinh không được sử dụng tài liệu.
– Giám thị không giải thích gì thêm.
Đề 7
I. Đọc hiểu (4đ)
Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi phía dưới:
THÁNG BA – Hoàng Vân
Tháng ba mùa giáp hạt
Đến rong rêu cũng gầy
Mẹ bưng rá vay gạo
Cha héo hắt đường cày
Áo nâu may dịp tết
Bây giờ mực tím dây
Bần (1) dưới sông ăn đỡ
Khoai mậm (2) non cả ngày
Tháng ba mưa dầm đất
Rét Nàng Bân tím trời
Kéo cảnh vun lửa đốt
Trẻ và trâu cùng cười
Tháng ba, tháng ba ơi !
Mùa xa…ngày thơ dại
Lúa lên xanh ngoài bãi
Sữa ướp đòng (3) sinh đôi
Chú thích:
1. Bần: 1 loại cây ở vùng ven sông nước mặn cho quả ăn được.
2. Khoai mậm: khoai sót lại ngoài đồng sau thu hoạch, đã lên mầm.
3. Sữa ướp đòng: Thời kỳ đòng ngậm sữa, còn gọi là lúa ngậm sữa.
(http://tapchisonghuong.com.vn/tin-tuc/po/c58/n29951/Trang-tho-Thieu-nhi-02-2021.html)
Câu 1: Bài thơ trên thuộc thể thơ nào? Vì sao em xác định như vậy?
A. Thể thơ tự do, vì có dòng dài, dòng ngắn.
B. Thể thơ năm chữ, vì tất cả các dòng đều có năm chữ.
C. Thể thơ tứ tuyệt, vì có 4 khổ, mỗi khổ 4 dòng.
D. Không xác định được thể thơ.
Câu 2. Xác định nội dung chính của bài thơ và dấu hiệu nhận biết.
A. Người mẹ, có hình ảnh Mẹ bưng rá vay gạo.
B. Tình yêu quê hương, vì có hình ảnh lúa lên xanh ngoài bãi.
C. Ký ức tuổi thơ đói nghèo, vì rất nhiều hình ảnh gợi cuộc sống thiếu đói trong mùa giáp hạt.
D. Cuộc sống đói nghèo, vì phải ăn bần, ăn khoai mậm.
Câu 3: Xác định ngắt nhịp (chính) của của bài thơ?
A. Nhịp 3/2 và 2/3.
B. Nhịp 1/4 và 4/1.
C. Nhịp linh hoạt.
D. Khó xác định.
Câu 4: Cách gieo vần nào được sử dụng nhiều nhất trong bài thơ?
A. Vần lưng.
B. Vần cách.
C. Vẫn liền.
D. Linh hoạt, đa dạng.
Câu 5: Vì sao tháng ba mùa giáp hạt lại khốn khó?
A. Khi lúa mùa cũ ăn hết, lúa mới chưa thu hoạch nên đói khổ.
B. Mùa xuân đi chơi không làm.
C. Khi giao mùa (giữa xuân và hạ).
D. Thời kỳ đói khổ nhất trong năm.
Câu 6: Nội dung khổ thơ thứ nhất?
A. Cảnh vật ảm đạm trong tháng ba.
B. Mẹ di vay gạo nấu cơm.
C. Cha cày đồng mệt mỏi.
D. Cuộc sống khốn khó mùa giáp hạt.
Câu 7: Dòng nào KHÔNG nói lên nội dung của khổ 2?
A. Tuổi thơ đói nghèo trong mùa giáp hạt.
B. Áo mới từ tết đã cũ.
C. Nghịch ngợm với trái bần, khoai sót.
D. Kiếm củ quả dại, sót lại ăn đỡ đói.
Câu 8: Tuổi thơ hồn nhiên trong đói nghèo thể hiện rõ ở khổ thơ nào, dòng thơ nào?
A. Khổ 1, dòng thơ: Đến rong rêu cũng gầy.
B. Khổ 3, dòng thơ: Trẻ và trâu cùng cười.
C. Khổ 2, dòng thơ: Bây giờ mực tím dây.
D. Khổ 4, dòng thơ: Lúa lên xanh ngoài bãi.
Câu 9: Xác định câu thơ có chứa nghệ thuật nhân hóa. Thủ pháp nghệ thuật ấy đã thể hiện được điều gì (1đ)
Câu 10: Xác định 2 khổ thơ có sự tương phản trong bài. Phân tích làm rõ hiệu quả thẩm mỹ trong sự tương phản đó (1đ)
PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (6 điểm)
Câu 1: Những bạn trẻ trong bài thơ đã sống như thế nào trong tháng ba, mùa giáp hạt? Em đã từng trải qua cái đói bao giờ chưa, nếu có tâm trạng lúc đó thế nào? (2đ)
—–Hết—–
– Học sinh không được sử dụng tài liệu.
– Giám thị không giải thích gì thêm.
Đề 8
I. Đọc hiểu
Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi phía dưới:
NGỤ NGÔN CỦA MỖI NGÀY – Đỗ Trung Quân
Ngồi cùng trang giấy nhỏ Tôi đi học mỗi ngày Tôi học cây xương rồng Trời xanh cùng nắng, bão Tôi học trong nụ hồng Màu hoa chừng rỏ máu Tôi học lời ngọn gió Chẳng bao giờ vu vơ Tôi học lời của biển Đừng hạn hẹp bến bờ. |
Tôi học lời con trẻ Về thế giới sạch trong Tôi học lời già cả Về cuộc sống vô cùng Tôi học lời chim chóc Đang nói về bình minh Và trong bia mộ đá Lời răn dạy đời mình. |
Câu 1: Dòng nào nói đúng về đặc điểm hình thức chính của bài thơ?
A. Thơ năm chữ, có 5 khổ; khổ mở đầu chỉ có 2 dòng; gieo vần chân.
B. Thơ năm chữ, có 5 khổ; khổ mở đầu chỉ có 2 dòng; gieo vần cách.
C. Thơ năm chữ, không chia khổ; gieo vần cách.
D. Thơ tự do có 5 khổ; khổ mở đầu chỉ có 2 dòng; gieo vần cách.
Câu 2: Bài thơ viết về:
A. Tình yêu thiên nhiên
B. Quê hương
C. Suy ngẫm về việc học
D. Giá trị của truyện ngụ ngôn
Câu 3: Cụm từ nào được lặp lại nhiều lần trong bài thơ? Chúng có tác dụng gì
A. Tôi học. Làm nổi bật chủ đề bài thơ, nhấn mạnh, mở rộng việc học ở đời
B. Tôi học. Làm nổi bật mục đích của việc học.
C. Tôi học. Nhấn mạnh việc làm chính của nhân vật trữ tình.
D. Tôi học. Khẳng định việc học ở đời là cần thiết.
Câu 4: Ngắt nhịp phổ biến trong bài thơ là:
A. 2/3.
B. 2/3; 3/2.
C. 1/4; 2/2.
D. Ngắt nhịp linh hoạt.
Câu 5: Bài thơ sử dụng những phương thức biểu đạt nào?
A. Biểu cảm, tự sự.
B. Tự sự, miêu tả.
C. Nghị luận, biểu cảm.
D. Biểu cảm.
Câu 6: Nhân vật trữ tình học ở những đâu?
A. Trang giấy.
B. Nhà trường, sách vở, các sự vật ở đời.
C. Học ở thiên nhiên.
D. Học ở đời.
Câu 7: Xác định các hình ảnh thơ trong khổ thơ sau:
Tôi học cây xương rồng
Trời xanh cùng nắng bão
Tôi học trong nụ hồng
Màu hoa chừng rỏ máu
A. Tôi học, cây xương rồng, trời xanh, nụ hồng.
B. Rỏ máu, cây xương rồng, trời xanh, nụ hồng.
C. Cây xương rồng, trời xanh, nụ hồng.
D. Màu hoa, cây xương rồng, trời xanh, nụ hồng.
Câu 8. Hình ảnh cây xương rồng và nắng bão đã gợi ra điều gì?
A. Gợi ra sự cứng cỏi trước không gian thanh bình của trời xanh.
B. Gợi bầu trời đầy giông bão.
C. Gợi ra sự cứng cỏi trước khắc nghiệt của cuộc đời.
D. Gợi ra cuộc đời đầy nghiệt ngã thử thách.
Câu 9: Bài thơ “Ngụ ngôn của mỗi ngày” – Đỗ Trung Quân đem đến cho em những nhận thức nào? Nhận thức nào có ý nghĩa nhất đối với em? Vì sao (1đ)
Câu 10: Em có đồng ý với nhận định: “Việc học không chỉ là học tập trên trường lớp, trong sách vở mà còn là hành trình mỗi người tự trải nghiệm và khám phá từ cuộc sống” không? Vì sao? (1đ)
PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (6 điểm)
Quan sát những bức tranh/ ảnh sau và cho biết:
Câu 1: Bức tranh/ ảnh nào chứa đựng vấn đề gợi ra từ bài thơ “Ngụ ngôn của mỗi ngày” của Đỗ Trung Quân. Đó là vấn đề gì? Trích câu thơ chứa đựng vấn đề đó(2đ)
Câu 2: Suy nghĩ của em về vấn đề được gợi ra từ bài thơ và bức tranh/ ảnh em đã lựa chọn bằng bài văn dài từ 1- 1,5 trang giấy thi (4đ)
—–Hết—–
– Học sinh không được sử dụng tài liệu.
– Giám thị không giải thích gì thêm.
Đề 9
I. Đọc hiểu (4đ)
Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi phía dưới:
LÒNG HÀO HIỆP
(Trích Tâm hồn cao thượng – EDMOND DE AMICIS)
Giờ vào lớp, ông Perbôni chưa có đấy, ba bốn cậu đang thi nhau chế giễu anh Crôtxi khốn nạn – tức là cậu bé tóc vàng, tay liệt, con bà bán hoa quả. Họ lấy thước đánh cậu, lấy vỏ hạt dẻ ném cậu, họ gọi cậu là con quỷ què và mếu máo giả cách làm người liệt tay. Ngồi trơ một mình ở đầu ghế, cậu thẹn thùng và đưa mắt nhìn người nọ, người kia như để van lơn họ khỏi hành hạ mình. Được thể bọn học trò càng làm già. Cậu phẫn uất quá, máu đưa lên cổ và phát run người. Thình lình, Phranti, một đứa học trò mặt xấu như khỉ, đứng lên ghế, khuỳnh hai cánh tay như người khoác hai cái giỏ, bắt chước bộ tịch mẹ cậu Crôtxi những khi đứng đợi con ở cửa trường. (Đã mấy hôm nay, bà không đến đón con vì bị ốm).
Coi tấn tuồng câm ấy học trò cười ầm cả lên. Crôtxi điên tiết, về ngay lọ mực trước mặt ném Phranti, Phranti né mình, lọ mực trúng giữa ngực ông Perbon ở ngoài bước vào.
Mọi người hết vía, chạy trốn về chỗ và ngồi im thin thít.
Thầy giáo lên bục cau mày hỏi:
– Ai ném lọ mực?
Chẳng ai hé răng.
Thầy gắt:
– Ai? Ai ném?
Lúc ấy bị kích thích vì lòng thương bạn, anh Garônê đứng dậy nói quả quyết
– Thưa thầy, con.
Thấy mọi người sửng sốt về câu trả lời ấy, thầy hiểu ngay và ôn tồn nói:
– Không. Không phải con.
Xong thầy lại nói:
Ai trót dại đứng lên thú nhận, ta sẽ tha.
Crôtxi đứng lên nói:
– Thưa thầy, các anh ấy chọc con, đánh và chửi con… Con mất trí… Con trót ném…
– Thầy nói tiếp:
– Cho ngồi xuống. Bây giờ đến lượt những kẻ sinh sự đứng lên.
Bốn anh trong bọn khiêu khích đứng dậy, cúi đầu.
– Thầy mắng:
– Các anh đã vô cớ lăng mạ một người bạn không trêu chọc các anh. Các anh đã chế giễu một người tàn tật. Các anh đã xúc phạm một đứa trẻ yếu đuối không tự vệ được. Các anh đã làm một điều hèn hạ đáng xấu hổ, một điều có thể làm nhơ nhuốc đến phẩm giá của con người, các anh là những đồ đê tiện!
Nói xong thầy xuống giữa lớp, lại chỗ anh Garônê ngồi. Thấy thầy đến, anh cúi đầu. Ông Perbôni để tay xuống dưới cằm nâng mặt anh lên, nhìn thẳng vào hai mắt anh và nói:
Con có một trái tim cao thượng đáng khen!
Anh Garônê nhân dịp ấy cúi vào tai thầy nói nhỏ mấy câu. Lập tức thầy quay lại chỗ 4 kẻ tội nhân và đột nhiên bảo:
– Thôi! Tha cho các anh.
Câu 1: Những dấu hiệu cho biết văn bản trên là truyện ngắn?
A. Nhân vật ít.
B. Dung lượng ngắn (gần 2 trang).
C. Ít sự việc (diễn ra trong thời gian rất ngắn).
D. Tất cả các ý trên.
Câu 2: Dòng nào nói đúng về đề tài của tác phẩm?
A. Bạn bè.
B. Thầy trò.
C. Học đường.
D. Ứng xử.
Câu 3: Nhân vật chính của truyện ngắn là:
A. Garônê; Crôtxi.
B. Phranti.
C. Ông Perbôni.
D. Garônê.
Câu 4: Dòng nào sắp xếp các sự việc đúng trình tự kể?
A. Chế giễu Crôtxi; Crôtxi ném lọ mực vào Phranti nhưng lại trúng thầy giáo Crôtxi nhận lỗi, thầy mắng các bạn chế giễu nặng lời; Garônê nói nhỏ với thầy, thầy tha cho hội chế giễu.
B. Chế giễu Crôtxi; Crôtxi ném lọ mực vào Phranti nhưng lại trúng thầy giáo thầy truy tìm và Garônê nhận lỗi, thầy không tin; Crôtxi nhận lỗi, thầy mắng các bạn chế giễu nặng lời; Garônê nói nhỏ với thầy, thầy tha cho hội chế giễu.
C. Chế giễu Crôtxi; Crôtxi ném lọ mực vào Phranti nhưng lại trúng thầy giáo, Garônê nói nhỏ với thầy, thầy tha cho hội chế giễu; Crôtxi nhận lỗi, thầy mắng các bạn chế giễu nặng lời.
D. Crôtxi ném lọ mực vào Phranti; Crôtxi nhận lỗi, thầy mắng các bạn chế giễu nặng lời.
Câu 5: Vì sao Crôtxi ném lọ mực vào Phranti ?
A. Phranti chế giễu Crôtxi và mẹ của cậu ấy bằng cả lời lẽ và hành động.
B. Vì Crôtxi không được ai bênh vực.
C. Vì lòng tự trọng bị tổn thương nặng nề, không kìm nén nổi sự tức giận.
D. Vì bọn học trò càng làm già. Cậu phẫn uất quá, máu đưa lên cổ….
Câu 6: Phranti và những người chế giễu Crôtxi đã phạm phải lỗi gì?
A. Không tôn trọng sự khác biệt.
B. Kỳ thị người khác.
C. Lấy việc giễu cợt người khác làm trò vui.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 7: Vì sao Garônê nhận lỗi? Việc ấy có tác dụng gì?
A. Vì thầy truy hỏi gắt gao, vì bị kích thích vì lòng thương bạn. Hành động đi đã làm mọi người sửng sốt.
B. Vì thầy truy hỏi gắt gao, vì bị kích thích vì lòng thương bạn. Hành động đó đã khiến Crôtxi nhận lỗi; những kẻ chế giễu Crôtxi hối hận.
C. Vì bị kích thích vì lòng thương bạn. Hành động đó đã khiến những kẻ chế giễu Crôtxi hối hận.
D. Vì bị kích thích vì lòng thương bạn. Hành động đó đã mọi người công nhận Garônê là người hào hiệp
Câu 8: Vì sao thầy giáo mắng hội chế giễu bạn nặng nề lại bất ngờ tha bổng cho họ?
A. Vì họ im lặng nghe mắng mà không cãi
B. Vì Crôxti đã nhận lỗi rồi
C. Vì Garônê đã nhận lỗi, nói nhỏ với thầy, vì thái độ của các bạn mắc lỗi
D. Tất cả các ý kiến
Câu 9: Nếu được gặp Crôtxi, em sẽ nói gì với bạn ấy? (trả lời bằng đoạn văn 6 dòng, hoặc hình ảnh minh họa kèm đối thoại) (0,5đ)
Câu 10: Nếu có mặt trong lớp học của Crôtxi, khi bạn ấy bị chế giễu, em sẽ là gì? (0,5đ)
Câu 11: Em có đồng tình với việc thầy giáo mắng các bạn mắc lỗi nặng nề, rồi lại tha bổng không? (1đ)
PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (6 điểm)
—–Hết—–
– Học sinh không được sử dụng tài liệu.
– Giám thị không giải thích gì thêm.
Đề 10
I. ĐỌC HIỂU (4đ)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
TỪ THIỆN
(Tạ Tư Vũ)
Bà Hai ngồi thu lu trên cái đẩu, cái gọng kính trễ xuống sống mũi như chực rơi ra, bà Hai đang tính toán số hàng người ta quyên góp ngày hôm nay. Chợt bà Hai ngẩng đầu hỏi với ông Hai: “Con Tư hàng khô lúc nãy gửi gì vậy ông?”.
Ông Hai xoa xoa bàn tay, nhìn sàn nhà ngổn ngang, buông thõng: “Hai thùng mì trứng, 5 ký đường với bao quần áo”. Bà Hai cặm cụi ghi vào sổ. Trời vẫn mưa ầm ầm như trút nước.
Bà Hai bán xôi bên hông chợ Bà Chiểu. Xe hàng xôi của bà nổi tiếng hơn chục năm nay. Mỗi gói 15 ngàn, nếp thơm, mấy miếng xá xíu, thịt chiên cùng với nhúm hành phi thơm phức bọc lại trong miếng lá chuối con con. Chỉ thế thôi mà những gói xôi lại đủ sức nuôi sống ông bà. Cứ mỗi chiều tối, mỗi khi bà Hai đẩy cái xe bán xôi của bà ra ngã tư chợ, người ta biết ngay là đã sáu giờ chiều. Khi bà mở cái nắp xửng xôi, mùi xôi chín lá dứa thơm khắp cả con đường. Bà Hai bán không ngơi tay. Cái nằm xôi lá chuối con con như vậy mà lo trọn bữa cơm chiều rẻ tiền cho cả chợ. Thỉnh thoảng bà Hai còn bán thiếu cho mấy đứa sinh viên đói muộn. Ngày rằm bà Hai còn nấu xôi chay cho không mọi người.
Mùa mưa Sài Gòn năm nay thật khắc nghiệt. Cả buổi chiều đến tối, gió mưa quăng quật, giằng xé khắp chợ. Chợ xác xơ, hàng quán bán ế chỏng gọng. Bọn mì gõ, hủ tiểu hay tụi bán quần áo, giày dép ngay ngã tư chợ dẹp luôn. Chỉ còn Bà Hai với xe xôi lạnh ngắt. Thế là bà Hai cũng nghỉ, chịu thua những cơn mưa.
Ông Hai bàn với bà Hai vận động mọi người ở chợ ủng hộ huyện miền núi ở tỉnh X làm từ thiện. Ông bà chỉ nhận hàng hóa, không nhận tiền. Bà Hai nghỉ bán bữa giờ, xem tivi thấy cảnh những con người cheo leo trên mái nhà vì lũ. Bà cũng thấy cảnh con bò bị chìm ngập giữa dòng nước, hếch cái mõm lên trời hít chút không khí tàn.
Bà chặc lưỡi nghĩ thầm, có đi trăm chùa, cho không ngàn gói xôi cũng chẳng bằng giúp người ta lúc ngặt nghèo. Nhìn mấy đứa con nít ngây thơ, quân áo tả tơi bấu víu nhau chạy lũ thấy thương hết sức, cứ nghĩ tụi nó là con mình thì lại càng thương. Thế là vợ chồng ông Hai đội mưa ngày ngày vào chợ đi vận động quyên góp. Uy tín bà Hai bán xôi thật oách, chỉ mới năm ngày phát động mà gần như cả chợ nhiệt liệt tham gia. Từ quầy hàng khô, hàng rau, hàng thịt, bọn bán quần áo trên lầu, cả mấy đứa cho vay kiếm lời ngoài chợ cũng ủng hộ. Như hôm qua, thằng Tâm Hôi chuyên chở nước đá chạy nguyên chiếc xe ba gác máy đỗ xịch trước nhà bà Hai. Miệng ngậm điếu thuốc, quần xắn đầu gối, khệ nệ khiêng vào nhà bà Hai mười thùng nước tinh khiết ủng hộ đồng bào.
Tâm Hôi cũng không quên trả luôn bà Hai tiền ba gói xôi còn thiếu. Bà Hai ngồi cười rung ghế: “Boa luôn đó con trai!”.
Mới sáng sớm mà mưa mù trời. Tư Mắm, Tâm Hôi qua nhà bà Hai để giúp mọi người vận chuyển hàng cứu trợ. Mọi người đang lăng xăng với lỉnh kỉnh hàng hóa thì một chiếc taxi bất chợt xuất hiện trước nhà. Tài xế bóp kèn tin tin gọi người ra nhận hàng ủng hộ. Tâm Hôi và ông Hai khệ nệ khiêng vào nhà thùng hàng to đùng. Tư Mắm khui thùng hàng ra để kiểm thì chợt há hốc mồm:
“Trời đất, cái gì vậy trời…?”. Mọi người quay qua nhìn Tư Mắm với bộ đầm dạ hội trên tay. Tâm Hội cười khà khà: “Cái này mới ác liệt nè.”, rồi huơ huơ hai đôi giày cao gót đỏ chót. Hàng loạt cái váy ngắn cũn cỡn, áo hai dây sexy cùng với quần áo đi khiêu vũ nằm lăn lóc trên sàn nhà. Bà Hai thở dài.
Tư Mắm chửi đổng: “Mẹ nó, ai rảnh thiệt. Người ta đói ăn đói mặc thì không cho cái gì nó thực tế. Cho chi mấy cái thứ tào lao gì đâu. Lũ lụt trốn lên nóc nhà bận đầm dạ hội à. Từ thiện kiểu gì vậy trời..”. Tâm Hôi quấn cái đầm dạ hội màu nhung gấm đi giữa nhà õng ẹo: “Mời anh Hai làm với em vài bài nào..”. Mọi người cười rần rần.
Bà Hai ngồi thừ nơi bậu cửa nhìn màn mưa xiên xéo trước nhà. Bụi mưa lấm tấm làm thành màn sương mỏng trên nền gấm đỏ bộ đầm dạ hội mà Tư Mắm vứt lăn lóc ngay góc cửa. Nhìn thùng hàng với những cái áo hai dây sexy mỏng tang, phất phơ theo từng cơn gió lạnh buốt, bà Hai kín đáo thở dài.
Yêu thương mà, nếu người ta quá vội để hời hợt nhìn nhau, thì mình cũng nên gắng sức để thương yêu đó trọn vẹn. Bỏ qua một tấm lòng mới là kỳ cục. Bà Hai nhẩm tính thùng hàng này bán đi cũng mua được hơn chục ký gạo. Mưa bắt đầu tạnh dần. Ông Hai mỉm cười ngồi nhìn bà Hai từ góc tối trong nhà. Bóng bà Hai nhỏ thó, liêu xiêu bên bậu cửa với mái đầu bạc mờ những giọt mưa. Bà đang nhẩm tính gì đó bên những đôi giày cao gót chỏng chơ, sặc sỡ.
(https://tuoitre.vn/truyen-ngan-1200-tu-thien-1210210.htm)
Câu 1: Dòng nào nói đúng đặc điểm thể loại của văn bản trên?
A. Truyện ngắn: Nhân vật ít, sự việc diễn ra trong phạm vi hẹp, đầy mâu thuẫn.
B. Truyện ngắn: Nhân vật ít, sự việc diễn ra trong thời gian, không gian hẹp.
C. Truyện vừa: Nhân vật đa dạng, sự việc diễn ra luôn vận động.
D. Truyện ngắn: Nhân vật ít, sự việc đơn giản, giàu ý nghĩa.
Câu 2: Dòng nào nói đúng về đề tài của tác phẩm?
A. Người lao động.
B. Làm từ thiện.
C. Kinh tế.
D. Tiểu thương
Câu 3: Nhân vật chính, nội dung của truyện ngắn là:
A. Ông Hai. Vận động từ thiện.
B. Tư mắm. Phân loại hàng từ thiện.
C. Bà Hai. Công việc thiện nguyện hàng ngày.
D. Không có nhân vật chính. Cả chợ làm từ thiện.
Câu 4: Dòng nào sắp xếp các sự việc đúng trình tự kể?
A. Công việc làm ăn thường xuyên của vợ chồng bà Hai; những ngày mưa làm ăn thật vất vả; ông bà Hai và cả chợ làm từ thiện; suy nghĩ của bà Hai cách làm từ thiện hiệu quả.
B. Vợ chồng bà Hai tổng hợp hàng từ thiện; công việc làm ăn thường xuyên của vợ chồng bà Hai; những ngày mưa làm ăn thật vất vả; ông bà Hai và cả chợ làm từ thiện; suy nghĩ của bà Hai cách làm từ thiện hiệu quả.
C. Ông bà Hai, cả chợ làm từ thiện; suy nghĩ của bà Hai cách làm từ thiện.
D. Công việc làm ăn thường xuyên của vợ chồng bà Hai; suy nghĩ của bà Hai cách làm từ thiện hiệu quả.
Câu 5: Dòng nào nói đúng việc sử dụng ngôi kể của tác phẩm?
A. Ngôi thứ ba.
B. Ngôi thứ nhất.
C. Ngôi thứ 3 và ngôi thứ nhất.
D. Hai người kể chuyện từ ngôi thứ nhất.
Câu 6: Nhân vật bà Hai được khắc họa qua:
A. Hành động, suy nghĩ.
B. Lời nói, hành động.
C. Hành động, lời nói, suy nghĩ, lời người kể chuyện.
D. Ngoại hình, hành động.
Câu 7: Vì sao, tác giả khẳng định: “Uy tín bà Hai bán xôi thật oách, chỉ mới năm ngày phát động mà gần như cả chợ nhiệt liệt tham gia”?
A. Vì bà Hai luôn làm từ thiện, mọi người tin bà.
B. Vì bà Hai luôn bán xôi chịu cho người khó khăn.
C. Cái nắm xôi lá chuối con con của bà Hai lo trọn bữa cơm chiều rẻ tiền cho cả chợ.
D. Vì bà Hai làm từ thiện chỉ nhận hàng hóa, không nhận tiền.
Câu 8: “Nhìn mấy đứa con nít ngây thơ, quần áo tả tơi bấu víu nhau chạy lũ thấy thương hết sức, cứ nghĩ tụi nó là con mình thì lại càng thương” là suy nghĩ của ai?
A. Ông Hai.
B. Tư Mắm.
C. Bà Hai.
D. Tâm Hội.
Câu 9: Phân tích nghệ thuật kể chuyện và dụng ý của tác giả trong đoạn văn sau:
“Ông Hai mỉm cười ngồi nhìn bà Hai từ góc tối trong nhà. Bóng bà Hai nhỏ thó, liêu xiêu bên bậu cửa với mái đầu bạc mờ những giọt mưa. Bà đang nhẩm tính gì đó bên những đôi giày cao gót chỏng chơ, sặc sỡ”
Câu 10: Cảm nhận của em về hình tượng nhân vật bà Hai trong tác phẩm trên (bằng đoạn văn dài từ 5-7 câu)
PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (6 điểm)
Suy nghĩ của em về công việc làm từ thiện đối với học sinh THCS hiện nay
—–Hết—–
– Học sinh không được sử dụng tài liệu.
– Giám thị không giải thích gì thêm.