Trang chủ Lớp 7 Văn lớp 7 Đề thi đề kiểm tra Văn lớp 7 - Cánh diều Đề thi học kì 2 Văn 7 Cánh diều – Đề số...

Đề thi học kì 2 Văn 7 Cánh diều – Đề số 8: Đề thi Phần I: ĐỌC – HIỂU (6. 0 điểm) Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Đặng Thuỳ Trâm từng viết

Lời giải Đề thi học kì 2 Văn 7 Cánh diều – Đề số 8 – Đề thi học kì 2 – Đề số 8 – Đề thi đề kiểm tra Văn lớp 7 Cánh diều. Phần I: ĐỌC – HIỂU (6.0 điểm) Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:…

Đề thi

Phần I: ĐỌC – HIỂU (6.0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Đặng Thuỳ Trâm từng viết: “Đời phải trải qua giông tố, nhưng chớ cúi đầu trước giông tố. Bất cứ ai trong chúng ta cũng sẽ phải đối mặt với khó khăn, thách thức, trở ngại và thất bại. Bởi không có con đường nào là bằng phẳng, dễ đi, nếu muốn thành công thì trước hết phải học cách chấp nhận, đối mặt, vượt qua thất bại của chính mình. Có thể nói, thất bại đáng sợ nhất của cuộc đời chính là không chiến thắng bản thân, không nỗ lực theo đuổi mục tiêu, lí tưởng mà mình đã chọn”.

Quả thực là như vậy, việc kiên trì nỗ lực để cố gắng theo đuổi mục tiêu, lí tưởng là rất quan trọng. Cuộc sống thăng trầm như bản hoà ca, không phải lúc nào cũng suôn sẻ, dễ dàng và êm đềm thành công. Thất bại là điều khó tránh nhưng đó chính là người thầy đầu tiên của chúng ta trên đường đời. Đôi lúc, ta tự trách vì những quyết định sai lầm của mình. Nhưng đó là lúc ta nhận thức và rút ra bài học, biến thất bại thành đòn bẩy để hướng đến thành công, không suy sụp hay bỏ cuộc.

(Theo Trần Thị Cẩm Quyên, in trong Văn học và tuổi trẻ, viên nghiên cứu sách và học liệu giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo, số 11 -2021)

Câu 1. Văn bản trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?

A. Tự sự B. Miêu tả C. Nghị luận D. Biểu cảm

Câu 2. Theo tác giả, tại sao “Bất cứ ai trong chúng ta cũng sẽ phải đối mặt với khó khăn, thách thức, trở ngại và thất bại”?

A. Bởi không có con đường nào là bằng phẳng, dễ đi, nếu muốn thành công thì trước hết phải học cách chấp nhận, đối mặt, vượt qua thất bại của chính mình. B. Bởi thất bại đáng sợ nhất của cuộc đời chính là không chiến thắng bản thân, không nỗ lực theo đuổi mục tiêu, lí tưởng mà mình đã chọn. C. Bởi thất bại là điều khó tránh nhưng đó chính là người thầy đầu tiên của chúng ta trên đường đời. D. Bởi cuộc sống thăng trầm như bản hoà ca, không phải lúc nào cũng suôn sẻ, dễ dàng và êm đềm thành công

Câu 3. Theo em, đâu là câu văn mang luận điểm trong đoạn văn thứ 2?

A. Quả thực là như vậy, việc kiên trì nỗ lực để cố gắng theo đuổi mục tiêu, lí tưởng là rất quan trọng. B. Cuộc sống thăng trầm như bản hoà ca, không phải lúc nào cũng suôn sẻ, dễ dàng và êm đềm thành công. C. Thất bại là điều khó tránh nhưng đó chính là người thầy đầu tiên của chúng ta trên đường đời. D. Nhưng đó là lúc ta nhận thức và rút ra bài học, biến thất bại thành đòn bẩy để hướng đến thành công, không suy sụp hay bỏ cuộc.

Câu 4. Biện pháp tu từ nào đã được sử dụng trong câu: Cuộc sống thăng trầm như bản hoà ca, không phải lúc nào cũng suôn sẻ, dễ dàng và êm đềm thành công.

A. Ẩn dụ, so sánh B. So sánh, liệt kê C. So sánh, điệp ngữ D. So sánh, nhân hoá

Câu 5. Từ thành công trong đoạn văn trên được hiểu như thế nào?

A. Những điều tốt đẹp đang chờ phía trước. B. Điều mình mong muốn đạt được. C. Những điều có ích cho cuộc sống. D. Đạt được kết quả, mục đích như dự định.

Câu 6. Đoạn văn sau sử dụng phép liên kết nào?

Đôi lúc, ta tự trách vì những quyết định sai lầm của mình. Nhưng đó là lúc ta nhận thức và rút ra bài học, biến thất bại thành đòn bẩy để hướng đến thành công, không suy sụp hay bỏ cuộc.

A. Phép lặp B. Phép thế C. Phép nối D. Phép liên tưởng

Câu 7. Dấu ngoặc kép trong câu sau có công dụng gì?

Đặng Thuỳ Trâm từng viết: “Đời phải trải qua giông tố, nhưng chớ cúi đầu trước giông tố.”

A. Đánh dấu lời dẫn trực tiếp B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt C. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo hàm nghĩa mỉa mai D. Đánh dấu tên tác phẩm

Câu 8. Đoạn trích trên gợi cho em nhớ đến câu tục ngữ nào?

A. Đoàn kết là sức mạnh. B. Thất bại là mẹ thành công. C. Thất bại là thầy của chúng ta. D. Đừng sợ thất bại.

Câu 9. Em có tán thành với quan điểm của tác giả trong đoạn trích trên không? Vì sao?

Câu 10. Từ đoạn trích trên, em có suy nghĩ gì về thái độ sống của thế hệ các bạn trẻ ngày nay khi đứng trước những khó khăn và thất bại (viết đoạn văn từ 5 đến 7 câu)

Phần II: TẬP LÀM VĂN (4.0 điểm)

Viết bài văn nghị luận thể hiện ý kiến của em về quan niệm: Vệ sinh trường học là trách nhiệm của người lao công đã được nhà trường trả lương.

Đáp án

Phần I:

Câu 1 (0.5 điểm):

Văn bản trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?

A. Tự sự B. Miêu tả C. Nghị luận D. Biểu cảm

Hướng dẫn:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải:

Văn bản trên nghị luận về vấn đề thành công. Có sử dụng dẫn chứng và lí lẽ để lập luận

=> Đáp án: C

Câu 2 (0.5 điểm):

Theo tác giả, tại sao “Bất cứ ai trong chúng ta cũng sẽ phải đối mặt với khó khăn, thách thức, trở ngại và thất bại”?

A. Bởi không có con đường nào là bằng phẳng, dễ đi, nếu muốn thành công thì trước hết phải học cách chấp nhận, đối mặt, vượt qua thất bại của chính mình. B. Bởi thất bại đáng sợ nhất của cuộc đời chính là không chiến thắng bản thân, không nỗ lực theo đuổi mục tiêu, lí tưởng mà mình đã chọn. C. Bởi thất bại là điều khó tránh nhưng đó chính là người thầy đầu tiên của chúng ta trên đường đời. D. Bởi cuộc sống thăng trầm như bản hoà ca, không phải lúc nào cũng suôn sẻ, dễ dàng và êm đềm thành công

Hướng dẫn:

Đọc kĩ đoạn trích

Lời giải:

Trong chúng ta ai cũng phải đối mặt với thất bại. Không có lối tắt đến thành công. Mà cũng không có con đường nào bằng phải mà không giẫm phải sỏi. Đều phải trả giá cả.

=> Đáp án: A

Câu 3 (0.5 điểm):

Theo em, đâu là câu văn mang luận điểm trong đoạn văn thứ 2?

A. Quả thực là như vậy, việc kiên trì nỗ lực để cố gắng theo đuổi mục tiêu, lí tưởng là rất quan trọng. B. Cuộc sống thăng trầm như bản hoà ca, không phải lúc nào cũng suôn sẻ, dễ dàng và êm đềm thành công. C. Thất bại là điều khó tránh nhưng đó chính là người thầy đầu tiên của chúng ta trên đường đời. D. Nhưng đó là lúc ta nhận thức và rút ra bài học, biến thất bại thành đòn bẩy để hướng đến thành công, không suy sụp hay bỏ cuộc.

Hướng dẫn:

Đọc kĩ đoạn văn thứ 2 để xác định

Lời giải:

Câu “Quả thực là như vậy, việc kiên trì nỗ lực để cố gắng theo đuổi mục tiêu, lí tưởng là rất quan trọng” là câu văn mang luận điểm trong đoạn văn thứ 2

=> Đáp án: A

Câu 4 (0.5 điểm):

Biện pháp tu từ nào đã được sử dụng trong câu: Cuộc sống thăng trầm như bản hoà ca, không phải lúc nào cũng suôn sẻ, dễ dàng và êm đềm thành công.

A. Ẩn dụ, so sánh B. So sánh, liệt kê C. So sánh, điệp ngữ D. So sánh, nhân hoá

Hướng dẫn:

Vận dụng kiến thức đã học về các biện pháp tu từ đã học để xác định

Lời giải:

So sánh giữa hai vế ở từ ” như “. Nhân hóa ở từ ” thăng trầm”. Bởi cuộc sống không thể thăng trầm đó là từ để chỉ người.

=> Đáp án: D

Câu 5 (0.5 điểm):

Từ thành công trong đoạn văn trên được hiểu như thế nào?

A. Những điều tốt đẹp đang chờ phía trước. B. Điều mình mong muốn đạt được. C. Những điều có ích cho cuộc sống. D. Đạt được kết quả, mục đích như dự định.

Hướng dẫn:

Dựa vào ngữ cảnh để xác định

Lời giải:

Bởi thành công trong đoạn trích là đạt được những mục đích như dự định mình mong muốn.

=> Đáp án: D

Câu 6 (0.5 điểm):

Đoạn văn sau sử dụng phép liên kết nào?

Đôi lúc, ta tự trách vì những quyết định sai lầm của mình. Nhưng đó là lúc ta nhận thức và rút ra bài học, biến thất bại thành đòn bẩy để hướng đến thành công, không suy sụp hay bỏ cuộc.

A. Phép lặp B. Phép thế C. Phép nối D. Phép liên tưởng

Hướng dẫn:

Vận dụng kiến thức đã học về phép liên kết

Lời giải:

Phép nối: nối ở từ “vì”. Chỉ nguyên nhân giảng giải.

=> Đáp án: C

Câu 7 (0.5 điểm):

Dấu ngoặc kép trong câu sau có công dụng gì?

Đặng Thuỳ Trâm từng viết: “Đời phải trải qua giông tố, nhưng chớ cúi đầu trước giông tố.”

A. Đánh dấu lời dẫn trực tiếp B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt C. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo hàm nghĩa mỉa mai D. Đánh dấu tên tác phẩm

Hướng dẫn:

Vận dụng kiến thức đã học về chức năng của dấu ngoặc kép

Lời giải:

Công dụng: Đánh dấu lời dẫn trực tiếp

=> Đáp án: A

Câu 8 (0.5 điểm):

Đoạn trích trên gợi cho em nhớ đến câu tục ngữ nào?

A. Đoàn kết là sức mạnh. B. Thất bại là mẹ thành công. C. Thất bại là thầy của chúng ta. D. Đừng sợ thất bại.

Hướng dẫn:

Đọc và xác định nội dung để liên hệ

Lời giải:

Đoạn trích trên gợi cho em nhớ đến câu tục ngữ “Thất bại là mẹ thành công”.

=> Đáp án: B

Câu 9 (1.0 điểm):

Em có tán thành với quan điểm của tác giả trong đoạn trích trên không? Vì sao?

Hướng dẫn:

Nêu ý kiến của em

Lời giải:

Gợi ý:

– Em có tán thành với quan điểm của tác giả

– Vì chúng ta cũng phải đối mặt với khó khăn, thách thức, trở ngại và thất bại

– Thành công thì trước hết phải học cách chấp nhận

– Chúng ta đối mặt vượt qua thất bại của chính mình

Câu 10 (1.0 điểm):

Từ đoạn trích trên, em có suy nghĩ gì về thái độ sống của thế hệ các bạn trẻ ngày nay khi đứng trước những khó khăn và thất bại (viết đoạn văn từ 5 đến 7 câu)

Hướng dẫn:

Nêu suy nghĩ của em về vấn đề

Lời giải:

Gợi ý: Giới trẻ ngày nay có nhiều bạn rất ngại ngần khi gặp những khó khăn, thất bại. Các bạn sinh ra với sự đủ đầy, dần dần, các bạn không thể chịu được việc vất vả. Vì lẽ đó mà nhiều bạn thấy khó, thấy nặng nhọc là nản. Các bạn rất dễ mắc các bệnh tâm lí đè nặng, rất dễ bị tổn thương tinh thần. Các bạn luôn cần và trông chờ vào sự giúp đỡ của một ai đó. Về lâu dài, điều đó sẽ rất nguy hại và khiến các bạn không thể tự đứng trên đôi chân của mình.

Phần II (7 điểm)

Viết bài văn nghị luận thể hiện ý kiến của em về quan niệm: Vệ sinh trường học là trách nhiệm của người lao công đã được nhà trường trả lương.

Hướng dẫn:

1. Mở bài

Nêu được vấn đề nghị luận và bày tỏ ý kiến phản đối cách nhìn nhận về vấn đề.

2.Thân bài

+ Ý 1: Trình bày thực chất của ý kiến, quan niệm đã nêu để bàn luận.

+ Ý 2: Phản đối các khía cạnh của ý kiến, quan niệm

+ Ý 3: Nhận xét những tác động tiêu cực của ý kiến, quan niệm đối với đời sống.

3. Kết bài

Nêu ý nghĩa của việc thể hiện ý kiến phản đối.

Lời giải:

Bài tham khảo:

“Hồi trước bố mẹ phải tự dọn dẹp trường lớp, không có cô lao công nhưng bố mẹ vẫn giữ trường lớp sạch sẽ vì đó là trách nhiệm của những học sinh chúng ta” Đó là lời mà mẹ em vẫn dạy và nhắc nhở chúng em về việc tự giác vệ sinh trường lớp. Con người khác với loài vật ở đặc điểm là biết giữ gìn vệ sinh không gian sống để bảo vệ sức khỏe, tránh được bệnh tật, tạo nên môi trường sống trong sạch, lành mạnh. Một trong những thói quen cần có ở mỗi học sinh là phải biết giữ gìn vệ sinh trường lớp. Một hành động nhỏ nhưng có ý nghĩa to lớn đối với tập thể và cộng đồng. Vậy mà em đã nghe được một nhận định mà em vô cùng không đồng tình: “Vệ sinh trường học là trách nhiệm của những người lao công đã được nhà trường trả lương.”

Ở trường học, học sinh không phải chỉ quan tâm đến chuyện học hành, sách vở. Mà các em còn phải để ý đến nhiều vấn đề khác nữa. Trong đó, không thể không nhắc đến vấn đề giữ gìn vệ sinh lớp học. Đây không phải là vấn đề mới hay quá lớn lao. Tất cả các học sinh từ khi học lớp một đã được nghe và thực hiện các hoạt động giữ gìn vệ sinh trường lớp. Như quét dọn lớp học, lau bàn ghế, vứt rác vào thùng… Những hành động đó không chỉ giúp trường lớp luôn sạch sẽ, mà còn giúp rèn luyện tinh thần tự giác, thái độ cho các em học sinh. Tuy đó không phải là việc làm khó khăn hay nặng nề, nhưng vẫn có một số học sinh chưa để ý và thực hiện đúng như tinh thần chung. Các em đã không tham gia vệ sinh lớp học, vứt rác bừa bãi…

Hành động ấy đã khiến tinh thần chung của tập thể bị hạ xuống. Khiến cho việc giữ gìn vệ sinh lớp học gặp cản trở. Đồng thời, dần tạo nên tính cách lười biếng, thiếu nghiêm túc trong hoạt động tập thể. Vì thế, chúng ta cần quan tâm đến việc thúc đẩy tinh thần tự giác quan tâm, thực hiện giữ gìn vệ sinh lớp học trong mỗi học sinh. Từ những giờ tuyên truyền về ý nghĩa, vai trò của hoạt động giữ gìn vệ sinh, đến phân công, nhắc nhở cụ thể để tạo thói quen cho các em. Từ đó, chúng ta sẽ hình thành nên một cộng đồng học sinh có ý thức cao trong vấn đề giữ gìn vệ sinh lớp học. Giúp rèn luyện cho các em, đồng thời tạo một môi trường học tập luôn sạch sẽ, thoáng mát.

Các cô nhân viên lao công đúng là người chịu trách nhiệm chính trong việc vệ sinh trường lớp, tuy nhiên mỗi học sinh phải có thái độ trân trọng nghề nghiệp, biết ơn người đã giữ vệ sinh chung cho môi trường học tập. Không những vậy, mỗi bạn học sinh cần tự giác giữ gìn vệ sinh trong và ngoài lớp học, không được tự ý bầy bừa, vấy bẩn lớp học. Bởi hơn hết, một lớp học sạch sẽ sẽ tốt cho việc học tập và sức khỏe của chúng ta. Hơn nữa, giữ vệ sinh là hành động đúng đắn và là trách nhiệm của mọi người.

Giữ gìn về sinh trường học, lớp học, xây dựng môi trường học tập sạch sẽ, thân thiện và an toàn là trách nhiệm của mỗi học sinh. Một việc làm nhỏ nhưng có ý nghĩa lớn trong cộng đồng.

(Nguồn: sưu tầm)