Trang chủ Lớp 7 Văn lớp 7 Đề thi đề kiểm tra Văn lớp 7 - Cánh diều Đề cương ôn tập học kì 2 Văn 7 – Cánh diều:...

Đề cương ôn tập học kì 2 Văn 7 – Cánh diều: A. NỘI DUNG ÔN TẬP 1. Phần đọc hiểu a. Truyện ngụ ngôn và tục ngữTruyện ngụ ngôn là truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần

Vận dụng kiến thức giải Đề cương ôn tập học kì 2 Văn 7 – Cánh diều – Đề thi học kì 2 – Đề thi đề kiểm tra Văn lớp 7 Cánh diều. Gồm nội dung ôn tập và bài tập vận dụng…

A. NỘI DUNG ÔN TẬP

1. Phần đọc hiểu

a. Truyện ngụ ngôn và tục ngữ

Truyện ngụ ngôn là truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, thường muộn chuyện về loài vật, đồ vật, cây cỏ,… hoặc về chính con người để nêu lên triết lí nhân sinh và những bài học kinh nghiệm về cuộc sống.

Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, hàm súc, thường có vần điệu, có hình ảnh, nhằm đúc kết kinh nghiệm về thế giới tự nhiên và đời sống con người.

b. Thơ

Thơ trữ tình thường ngắn gọn nên từ ngữ trong thơ rất cô đọng, hàm súc. Cũng như ngôn ngữ văn học nói chung, từ ngữ trong thơ có tính gợi hình, gợi cảm, đa nghĩa… Từ ngữ trong thơ thiên về khơi gợi, đòi hỏi người đọc phải chủ động liên tưởng, tưởng tượng để hiểu biết sự phong phú của ý thơ.

c. Nghị luận xã hội

Văn bản nghị luận xã hội được viết ra nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về một tư tưởng, quan điểm nào đó, hướng tới giải quyết những vấn đề có ý nghĩa trong xã hội đặt ra trong đời sống. Văn bản nghị luận xã hội phải có những lí lẽ, bằng chứng cụ thể, chính xác để thuyết phục người đọc, người nghe.

d. Tùy bút và tản văn

Tùy bút và tản văn đều là các thể loại của kí, là văn xuôi đậm chất trữ tình.

– Tùy bút là thể văn xuôi trữ tình ghi chép lại một cách tự do những suy nghĩ, cảm xúc mang đậm màu sắc cá nhân của tác giả về con người và sự việc. Ngôn ngữ của tùy bút rất giàu chất thơ.

– Tản văn, một dạng bài gắn với tùy bút, là thể văn xuôi sử dụng cả tự sự, trữ tình, nghị luận,… nêu lên các hiện tượng giàu ý nghĩa xã hội và bộc lộ một cách chân thực, trực tiếp tình cảm, ý nghĩ mang đậm cá tính của tác giả.

e. Văn bản thông tin

Trong văn bản thông tin, người viết có thể triển khai ý tưởng và thông tin bằng cách chia đối tượng thành nhiều loại nhỏ để giới thiệu, giải thích, thuyết minh,…

2. Phần tiếng Việt

a. Tục ngữb. Thành ngữc. Nói quád. Nói giảm, nói tránhe. Ngữ cảnhg. Cước chúh. Thuật ngữ

3. Phần Làm văn

a. Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vậtb. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơc. Viết bài văn nghị luận về một vấn dề trong đời sốngd. Viết bài văn biểu cảm về một con người hoặc sự việce. Tóm tắt văn bản theo yêu cầu khác nhau về độ dàig. Viết bản tường trình

B. BÀI TẬP

1. Phần đọc hiểu

Văn bản Ếch ngồi đáy giếng

Câu 1: Truyện “Ếch ngồi đáy giếng” thuộc thể loại gì?

A. Cổ tích

B. Truyện cười

C. Truyền thuyết

D. Ngụ ngôn

Câu 2: Nhân vật chính trong truyện là con vật nào sau đây?

A. Con ruồi

B. Con trâu

C. Con ếch

D. Con vịt

Văn bản Đẽo cày giữa đường

Câu 3: Truyện Đẽo cày giữa đường phê phán đối tượng nào?

A. Những kẻ ham ăn lười làm

B. Những kẻ thiếu hiểu biết

C. Những kẻ không có chính kiến

D. Những kẻ tự phụ, coi thường người khác

Câu 4: Truyện sử dụng ngôi kể thứ mấy?

A. Ngôi thứ nhất

B. Ngôi thứ hai

C. Ngôi thứ ba

D. Ngôi kể thay đổi linh hoạt

Văn bản Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (1)

Câu 5:

Câu 5:Tục ngữ là một thể loại của bộ phận văn học nào?

A. Văn học dân gian.

B. Văn học viết

C. Văn học thời kì kháng chiến chống Pháp

D. Văn học thời kì kháng chiến chống Mĩ.

Câu 6:Em hiểu thế nào là tục ngữ?

A. Là những câu nói ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh.

B. Là những câu nói thể hiện kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt.

C. Là một thể loại văn học dân gian

D. Cả ba ý trên.

Văn bản Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân

Câu 7: Văn bản Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân do ai sáng tác?

A. Mác-xim Go-rơ-ki

B. Giuyn Véc-nơ

C. Ê-dốp

D. La Phông-ten

Câu 8: Lí do gì khiến các thành viên cơ thể phải họp bàn?

A. Anh Bụng bị đau

B. Tay bị mỏi, không có sức làm việc

C. Miệng bị đau không thể nói gì

D. Họ thấy họ phải cong lưng làm việc cho anh Bụng ung dung chén tràn

Văn bản Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (2)

Câu 9:Những kinh nghiệm được đúc kết trong các câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất có ý nghĩa gì?

A. Là bài học dân gian về khí tượng, là hành trang, “túi khôn” của nhân dân lao động, giúp cho họ chủ động dự đoán thời tiết và nâng cao năng xuất lao động

B. Giúp nhân dân lao động chủ động đoán biết được cuộc sống và tượng lai của mình.

C. Giúp nhân dân lao động có một cuộc sống vui vẻ, nhàn hạ và sung sướng hơn.

D. Giúp nhân dân lao động sống lạc quan, tin tưởng vào cuộc sống và công việc của mình.

Câu 10:Các câu tục ngữ trong bài học Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất nói riêng và tục ngữ nói chung nên được hiểu theo nghĩa nào?

A. nghĩa đen.

B. Nghĩa bóng

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A, B và C đều sai

Văn bản Những cánh buồm

Câu 11: Nhân vật chính trong bài thơ Những cánh buồm là ai?

A. Người cha

B. Người con

C. Cha và con

D. Biển cả

Câu 12: Cảnh vật thiên nhiên trong bài thơ Những cánh buồm hiện lên như thế nào?

A. Tươi sáng

B. Ảm đạm

C. Xám xịt

D. U ám

Văn bản Mây và sóng

Câu 13: Bài thơ Mây và sóng là lời của ai nói với ai?

A. Lời của người mẹ nói với đứa con

B. Lời của con nói với bạn bè

C. Lời của đứa con với mẹ

D. Lời của con nói với mẹ về những người sống trên sóng, trên mây

Câu 14: Điểm giống và khác nhau giữa hai phần của bài thơ Mây và sóng là gì?

A. Đều có số dòng thơ bằng nhau nhưng cách xây dựng hình ảnh khác nhau

B. Đều có cách tổ chức lời thơ giống nhau nhưng trình tự tường thuật khác nhau

C. Có trình tự tường thuật khác nhau nhưng có cùng nội dung biểu đạt

D. Có trình tự tường thuật giống nhau nhưng ý và lời không trùng lặp

Văn bản Mẹ và quả

Câu 15: Bài thơ Mẹ và quả được sáng tác năm bao nhiêu?

A. 1979

B. 1980

C. 1981

D. 1982

Câu 16: Văn bản Mẹ và quả là lời của ai nói về ai?

A. Người con nói về người cha

B. Người con nói về người mẹ

C. Người cháu nói về người ông

D. Người cháu nói về người bà

Văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

Câu 17: Tác giả viết văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta hướng tới đối tượng nào?

A. Bộ đội đang chiến đấu

B. Nhân dân nơi hậu phương

C. Các em học sinh đang tới trường

D. Tất cả đáp án trên

Câu 18: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta đề cập đến lòng yêu nước của nhân dân ta trong lĩnh vực nào?

A. Trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù xâm lược

B. Trong sự nghiệp xây đựng đất nước

C. Trong việc giữ gìn sự giàu đẹp của tiếng Việt

D. A và B đúng

Văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ

Câu 19: Để làm sáng tỏ đức tính giản dị của Bác Hồ, tác giả đã sử dụng các dẫn chúng như thế nào?

A. Những dẫn chứng chỉ có tác giả mới biết

B. Những dẫn chứng cụ thể. phong phú, toàn diện và xác thực

C. Những dẫn chứng đối lập với nhau

D. Những dẫn chứng lấy từ các sáng tác thơ văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Câu 20: Viết về sự giản dị của Bác Hồ, tác giả đã dựa trên những cơ sở nào?

A. Nguồn cung cấp thông tin từ những người phục vụ của Bác

B. Sự tưởng tượng, hư cấu của tác giả

C. Sự hiểu biết tường tận kết hợp với tình cảm yêu kính chân thành, thân thiết của tác giả đối với đời sống hàng ngày và công việc của Bác Hồ.

D. Những buổi tác giả phỏng vấn Bác Hồ.

Văn bản Tượng đài vĩ đại nhất

Câu 21: Văn bản Tượng đài vĩ đại nhất được viết năm bao nhiêu?

A. 2010

B. 2011

C. 2012

D. 2013

Câu 22: Văn bản Tượng đài vĩ đại nhất thuộc thể loại gì?

A. Văn bản nghị luận

B. Văn bản thông tin

C. Thơ ca

D. Tiểu thuyết

Văn bản Cây tre Việt Nam

Câu 23: Trong bài Cây tre Việt Nam, tác giả đã miêu tả những phẩm chất nổi bật nào của tre?

A. Mang vẻ đẹp thanh thoát, dẻo dai

B. Có dáng thẳng thắn, bất khuất

C. Vẻ đẹp gắn bó, thủy chung với con người

D. Tất cả đáp án trên

Câu 24: Biện pháp tu từ nào được sủ dụng để nêu lên phẩm chất của cây tre?

A. So sánh

B. Ẩn dụ

C. Nhân hóa

D. Hoán dụ

Văn bản Người ngồi đợi trước hiên nhà

Câu 25: Văn bản Người ngồi đợi trước hiên nhà do ai sáng tác?

A. Hà Thủy Nguyên

B. Vũ Quần Phương

C. Huỳnh Như Phương

D. Đoàn Giỏi

Câu 26: Theo tác giả, không khí làng quê chùng xuống vì điều gì?

A. Mùa màng thất bát

B. Hạn hán kéo dài

C. Nạn đói hoành hành

D. Tình cảnh kẻ Bắc người Nam

Văn bản Trưa tha hương

Câu 27: Văn bản ra đời năm bao nhiêu?

A. 1940

B. 1941

C. 1942

D. 1943

Câu 28: Văn bản được viết theo ngôi kể thứ mấy?

A. Ngôi thứ nhất

B. Ngôi thứ hai

C. Ngôi thứ ba

D. Ngôi kể thay đổi linh hoạt

Văn bản Ghe xuồng Nam Bộ

Câu 29: Văn bản Ghe xuồng Nam Bộ được trích từ báo điện tử nào?

A. dlib.huc.edu.vn

B. baogiaothong.vn

C. chonoicantho.vn

D. dsvh.gov.vn

Câu 30: Văn bản Ghe xuồng Nam Bộ giới thiệu những loại phương tiện nào?

A. Ghe, xuồng

B. Tàu, xuồng

C. Ca nô, ghe

D. Thuyền, ca nô

Văn bản Tổng kiểm soát phương tiện giao thông

Câu 31: Việc tổng kiểm soát phương tiện giao thông diễn ra vào thời gian nào?

A. 15/05 – 14/06/2020

B. 15/05 – 14/06/2019

C. 15/05 – 14/06/2018

D. 15/05 – 14/06/2017

Câu 32: Trong thời gian đó, có bao nhiêu người điều khiển phương tiện tham gia giao thông bị xử phạt?

A. 401 127

B. 401 227

C. 401 027

D. 401 327

Văn bản Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa

Câu 33: Văn bản Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa được trích từ báo điện tử nào?

A. dlib.huc.edu.vn

B. baogiaothong.vn

C. chonoicantho.vn

D. dsvh.gov.vn

Câu 34: Một số tộc người sinh sống ở ven sông nào đã biết đóng thuyền và sử dụng thuyền vận chuyển, lưu thông trên sông suối lớn?

A. Sông Đà

B. Sông Mã

C. Sông Lam

D. Tất cả đáp án trên

2. Phần tiếng Việt

a. Tục ngữ

Câu 1: Tục ngữ là gì?

A. Là những cụm từ ngắn gọn, hàm súc, thường có vần điệu, có hình ảnh, giúp cho lời ăn tiếng nói thêm sâu sắc, sinh động, có tính biểu cảm cao

B. Là cách nói phóng đại mức độ, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả nhằm gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm

C. Là những câu nói dân gian ngắn gọn, hàm súc, thường có vần điệu, có hình ảnh, nhằm đúc kết kinh nghiệm về thế giới tự nhiên và đời sống con người

D. Là dùng cách diễn đạt tế nhị, khéo lé nhằm tránh gây cảm giác quá đau buồn, nặng nề hoặc tránh sự thô tục, thiếu lịch sự

Câu 2: Về nội dung, tục ngữ thể hiện điều gì?

A. Những kinh nghiệm của nhân dân về thiên nhiên, lao động sản xuất, con người và xã hội

B. Mượn chuyện về loài vật, đồ vật, cây cỏ… làm ẩn dụ, hoặc chính chuyện con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện đời, chuyện người, nhằm nêu lên bài học luân lí

C. Những câu chuyện tưởng tượng xoay quanh một số nhân vật quen thuộc như nhân vật tài giỏi, nhân vật dũng sĩ người mồ côi, người em út… và cả những câu chuyện về các con vật nói năng và hoạt động như con người

D. Kể về sự kiện và nhân vật lịch sử (hoặc có liên quan đến lịch sử), phần lớn theo xu hướng lí tưởng hóa, qua đó thể hiện sự ngưỡng mộ và tôn vinh của nhân dân đối với những người có công với đất nước, dân tộc hoặc cộng đồng cư dân của một vùng

b. Thành ngữ

Câu 3: Thành ngữ là gì?

A. Là loại từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh

B. Là những câu đúc rút kinh nghiệm sống của nhân dân ta

C. Là những câu hát thể hiện tình cảm, thái độ của nhân dân

D. Tất cả đáp án trên

Câu 4: Câu nào dưới đây không phải thành ngữ?

A. Vắt cổ chày ra nước

B. Chó ăn đá, gà ăn sỏi

C. Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang/ Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu

D. Lanh chanh như hành không muối

c. Nói quá

Câu 5: Nói quá là gì?

A. Là phương tiện tu từ làm giảm nhẹ, làm yếu đi một đặc trưng tích cực nào đó của một đối tượng được nói đến

B. Là cách thức xếp đặt để đối chiếu hai sự vật, hiện tượng có mối liên hệ giống nhau

C. Là một biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng

D. Là một phương thức chuyển tên gọi từ một vật này sang một vật khác

Câu 6: Ý kiến nào nói đúng nhất tác dụng của biện pháp nói quá?

A. Để gợi ra hình ảnh chân thực và cụ thể về sự vật, hiện tượng được nói đến trong câu

B. Để nhấn mạnh, gây ấn tượng và tăng sức biểu cảm cho sự vật, hiện tượng được nói đến trong câu

C. Để cho người nghe thấm thía được vẻ đẹp hàm ẩn trong cách nói kín đáo giàu cảm xúc

D. Để bộc lộ thái độ, tình cảm, cảm xúc của người nói

d. Nói giảm, nói tránh

Câu 7: Nói giảm nói tránh là gì?

A. Là dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự.

B. Là dùng các từ ngữ sử dụng khi miêu tả con người để gọi tên, miêu tả con vật, đồ vật hay sự vật nào đó

C. Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng

D. Là phóng đại quá mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả

Câu 8: Điểm giống nhau giữa nói giảm nói tránh với nói quá là?

A. Đều phóng đại hay khoa trương một sự việc

B. Đều không đi thẳng vào vấn đề mà làm giảm đi tiêu cực

C. Đều đối chiếu sự vật, sự việc, hiện tượng này với sự vật, sự việc, hiện tượng khác có nét tương đồng

D. Đều nói một cách không chính xác về sự việc đã xảy ra

e. Ngữ cảnh

Câu 9: Ngữ cảnh là gì?

A. Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ mà ở đó sản phẩm ngôn ngữ (văn bản) được tạo ra trong hoạt động giao tiếp, đồng thời là bối cảnh cần dựa vào để lĩnh hội thấu đáo sản phẩm ngôn ngữ đó

B. Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ mà ở đó lời nói được tạo ra trong hoạt động giao tiếp, đồng thời là bối cảnh cần dựa vào để lĩnh hội thấu đáo sản phẩm ngôn ngữ đó

C. Ngữ cảnh là hoàn cảnh giao tiếp trong đời sống hàng ngày

D. Ngữ cảnh sản sinh ra sản phẩm ngôn ngữ

Câu 10: Trong giao tiếp, khi một người nói – một người nghe được gọi là gì?

A. Song thoại

B. Đối thoại

C. Độc thoại

D. Độc thoại nội tâm

g. Cước chú

Câu 11: Cước chú là gì?

A. Là một đoạn chú thích đặt ở đầu trang trong một quyển sách hoặc một văn bản

B. Là một đoạn chú thích đặt ở giữa trang trong một quyển sách hoặc một văn bản

C. Là một đoạn chú thích đặt ở cuối trang trong một quyển sách hoặc văn bản

D. Là một đoạn chú thích đặt ở trang cuối cùng của quyển sách hoặc văn bản

Câu 12: Cước chú dùng để làm gì?

A. Gợi hình, giúp cho việc mô tả sự việc, sự vật được cụ thể, sinh động hơn

B. Đưa ra một giải thích có thể gây mất tập trung cho người đọc

C. Gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật… bằng những từ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người

D. Ngắt quãng câu hoặc dùng để liệt kê

h. Thuật ngữ

Câu 11: Thuật ngữ là gì?

A. Là từ, ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ, thường được dùng trong các văn bản thông tin thuộc lĩnh vực khoa học, công nghệ và văn bản nghị luận

B. Là một biện pháp tu từ chỉ việc lặp đi lặp lại một từ hoặc một cụm từ nhiều lần trong một câu nói, đoạn văn, đoạn thơ, rộng hơn là trong một bài thơ hay một bài văn

C. Là một hình thức tu từ có đặc điểm: thay đổi vị trí thông thường của một từ, cụm từ trong nhưng không làm mất đi quan hệ cú pháp

Câu 12: Đặc điểm của thuật ngữ là gì?

A. Trong một lĩnh vực khoa học, công nghệ, mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm và ngược lại, mỗi khái niệm chỉ được biểu thị bằng một thuật ngữ

B. Thuật ngữ không có tính biểu cảm

C. Dùng để biểu thị các khái niệm khoa học, công nghệ

D. A và B dúng

3. Phần Làm văn

a. Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật

Đề 1. Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường”.

Đề 2. Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật con ếch trong truyện Ếch ngồi đáy giếng.

b. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ

Đề 1. Hãy viết đoạn văn nêu lên cảm xúc của em sau khi tác phẩm Những cánh buồm (Hoàng Trung Thông)

Đề 2. Hãy viết đoạn văn nêu lên cảm xúc của em sau khi tác phẩm Mây và sóng (Ta-go)

c. Viết bài văn nghị luận về một vấn dề trong đời sống

Đề 1. Nêu suy nghĩ của em về ý kiến: Có thể bỏ qua một số môn, chỉ nên học những môn mình yêu thích

Đề 2. Nêu ý kiến của em về ảnh hưởng của mạng xã hội đối với học sinh

d. Viết bài văn biểu cảm về một con người hoặc sự việc

Đề 1. Viết bài văn biểu cảm về một người bạn

Đề 2. Viết bài văn biểu cảm về người thân mà em yêu quý nhất

e. Tóm tắt văn bản theo yêu cầu khác nhau về độ dài

Đề 1. Tóm tắt văn bản Ếch ngồi đáy giếng

Đề 2. Tóm tắt văn bản Đẽo cày giữa đường

g. Viết bản tường trình

Đề 1. Hãy viết bản tường trình lại về một sự việc xảy ra ngoài ý muốn mà em đã chứng kiến hoặc tham gia.

Đề 2. Viết văn bản tường trình về việc mất xe đạp nơi gửi xe của trường

C. LỜI GIẢI CHI TIẾT

1. Phần đọc hiểu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

D

C

C

C

A

D

C

D

A

A

C

A

D

B

D

B

D

C

B

C

C

A

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

D

C

C

D

D

A

C

A

A

C

A

D

2. Phần tiếng Việt

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

C

A

A

C

C

B

A

D

A

A

C

B

A

D

3. Phần Làm văn

a. Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật

Đề 1. Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường”.

Bài tham khảo:

Một con người khi làm việc, không tự tin vào bản thân, không có chính kiến của mình mà phải thực hiện ý kiến theo tham khảo của nhiều người khác thì sẽ dẫn tới tình trạng “lắm thầy thối ma” rồi cũng thất bại. Nhân vật người thợ mộc trong câu chuyện ngụ ngôn “đẽo cày giữa đường” đã cho ta thấy điều đó.

Câu chuyện kể về một chàng nông dân có được khúc gỗ to muốn làm một cái cày để bán thu lợi nhuận và tăng năng suất lao động. Không biết sự vô tình hay cố ý, anh ta ngồi đẽo cày giữa đường. Kết cục từ một khúc gỗ có ích trở thành một mẩu gỗ vô dụng bởi anh không bảo vệ được chính kiến của mình, nghe hết lời người này đến lời người khác. Giá mà anh ta nghiên cứu thật kĩ những yêu cầu cần đạt của sản phẩm mình đã chọn thì sẽ không đến nỗi làm người khác phì cười. Miệng đời không xấu, chưa hẳn người qua đường có ý phá anh ta nhưng mỗi người có một cảm nhận riêng theo từng góc độ của họ. Khi việc anh làm phơi ra trước mặt mọi người thì lẽ đương nhiên mọi người có quyền góp ý cho anh không ngần ngại. Có những ý kiến tốt song có người ích kỷ muốn anh ta không làm được, không tin vào bản thân mà cố ý nói hại trêu chọc anh.

Có thể nói, hành động của anh đẽo cày không sai khi chịu và biết lắng nghe ý kiến của người khác. Nhưng do anh không chịu suy nghĩ chín chắn, kết hợp giữa ý kiến của mình với ý kiến tham khảo nên đã gây ra tình trạng kể trên.

Nếu có chủ kiến thì vốn trí thức và bản lĩnh sẽ giúp anh phân tích cái lợi và cái hại cho mình. Tri thức là sự hiểu biết, trình độ nhận thức để giải quyết công việc một cách nhanh chóng và hiệu quả dựa trên những cơ sở sẵn có trong mỗi con người. Bản lĩnh song không được là ngu ngốc, thiếu logic của từng ý kiến để chắt lọc thật chính các những điều hay, đưa tới kết luận và hành động. Một khi đã quyết định làm thì dám chịu trách nhiệm với bản thân rồi rút kinh nghiệm chứ không bạ đâu làm đấy.

Trong cuộc sống hiện đại mà không phải lúc nào ta cũng nhận được sự giúp đỡ thân thuộc. Vì vậy mỗi con người phải có chính kiến của mình. Mặc dù ta vẫn phải tiếp nhận ý kiến của người khác nhưng phải biết chọn lọc, không thể để ý kiến đó chi phối và lấn át lý tưởng của bản thân. Anh chàng trong chuyện chẳng những thiếu lập trường mà còn thiếu hiểu biết về công việc mình đang làm nên ai nói gì cũng nghe thành ra thất bại. Câu chuyện khuyên mọi người phải biết học hỏi một cách chủ động và phải có chủ kiến của mình trong bất cứ hoàn cảnh nào và lĩnh vực nào.

Nếu phải làm một công việc mang tính tập thể có ý nghĩa quan trọng, đòi hỏi trình độ cao, ta cũng không nên quá đề cao ý kiến của bản thân và đây là việc có ý nghĩa không phải cho riêng mình. Song không vì thế mà ta yên lặng, hãy mạnh dạn nói lên ý kiến suy nghĩ của mình vì có thể nó có ích cho kết quả chung, giúp ta nhẹ nhõm và tự tin hơn vào bản thân năng lực, trí tuệ cũng như hoàn thiện hơn và điều quan trọng hơn là được mọi người yêu quý, tin cậy và thán phục. Nhưng ngược lại kết quả xấu làm ảnh hưởng đến bản thân và cuộc sống.

Cuộc đời chúng ta chỉ sống được một lần duy nhất nên phải đẽo một cái cày thật hoàn hảo để không cảm thấy hối tiếc. Hãy học từ những sai lầm của người khác, bạn sẽ không bao giờ hối hận.

Đề 2. Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật con ếch trong truyện Ếch ngồi đáy giếng.

1. Mở bài

Giới thiệu về truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng và hình tượng con ếch.

2. Thân bài

* Con ếch khi ở dưới đáy giếng:

– Môi trường sống: Dưới một đáy giếng cạn, hàng xóm là những loài cua, ốc nhỏ bé

– Thái độ, hành động của ếch:

+ Huênh hoang, kiêu ngạo, cho mình là nhất.

+ Cất lên những tiếng kêu ộp ộp khiến các con vật khác phải khiếp sợ

– Nhận thức:

+ Coi mình là loài vật lớn nhất, là chúa tể muôn loài

+ Bầu trời chỉ nhỏ như chiếc vung

– Nhận xét về nhận vật:

+ Hình ảnh con ếch kiêu ngạo, thiếu hiểu biết cũng chính là hình ảnh phản chiếu của những con người sống kiêu căng, ngạo mạn, tầm hiểu biết hạn hẹp nhưng không chịu tiếp thu, học hỏi.

+ Luôn cho bản thân là nhất không chỉ làm nảy sinh những ảo tưởng không thật về bản thân mà còn gây ra những hậu quả khôn lường.

* Khi ra khỏi đáy giếng:

– Hoàn cảnh: Mưa lớn, nước dâng cao -> Ếch ra khỏi giếng.

– Nghênh ngang đi lại mà không chút đề phòng → Bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.

– Nhận xét nhân vật: Kết cục bi thảm nhưng thích đáng cho những kẻ thiếu hiểu biết nhưng lại luôn tỏ ra hơn người, coi thường mọi người, mọi thứ xung quanh.

* Nghệ thuật xây dựng nhân vật: biện pháp nhân hóa, ẩn dụ, tình huống hợp lí, cách kể ngắn ngọn,

* Bài học:

+ Thế giới vô cùng rộng lớn nên mỗi người cần không ngừng học hỏi, trau dồi vốn hiểu biết.

+ Nếu chỉ biết kiêu ngạo, không chịu tiếp thu, học hỏi sẽ phải trả cái giá đắt. …

3. Kết bài

Rút ra ý nghĩa và bài học sâu sắc và liên hệ với bản thân: Trong cuộc sống hiện đại, chúng ta cần đặt mình trong nhiều mối quan hệ, cần nhìn nhận thế giới bằng con mắt khách quan và tinh thần ham học hỏi để có thể thích nghi và phát triển trong cuộc sống ấy.

b. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ

Đề 1. Hãy viết đoạn văn nêu lên cảm xúc của em sau khi tác phẩm Những cánh buồm (Hoàng Trung Thông)

a. Mở Bài

– Trình bày về tác giả và tác phẩm của mình.

b. Thân Bài

* Status của 2 bố con dạo biển:

– Hiện trạng: Sau 1 đêm mưa.

– Khu vực bãi biển: nắng chói chang, biển xanh, cát mịn.

– Hình ảnh cha con: dáng cha dài rộng, bóng con tròn vành vạnh.

– Khi lắng tai bước chân của anh, lòng tôi thấy vui.

* Đoạn đối thoại giữa cha và con:

Cuộc chuyện trò trước hết:

– Con trai:

Cậu đàn ông bắt tay bố và bé giọng hỏi:

Cha!

Vì sao bạn có thể nhận ra bầu trời từ xa?

Không thấy thị thành, ko thấy cây, ko thấy người hầu đấy sao?

+ Lời nói trực tiếp: tiếng người con gọi cha tràn đầy tình cảm mến thương.

+ Điệp từ, dùng từ đối lập: thấy …, ko thấy …

→ Tính tò mò của trẻ muốn mày mò về cuộc sống.

– Cha:

Nghe con bạn vui vẻ bước đi.

Người cha mỉm cười và vỗ nhẹ vào đầu đứa con.

Đi theo những cánh buồm và đi xa hơn

Sẽ có cây có cửa, có nhà.

Vẫn là non sông của tôi,

Nhưng đấy là nơi bố tôi ko bao giờ tới.

+ Lời nói chi tiết: nói cho trẻ biết những gì trẻ có thể làm được.

+ Trạng thái: vui vẻ, tươi cười.

→ Niềm vui lúc được cùng con đi dạo, trình bày tình cha con.

– Điệp khúc: sẽ …, tham chiếu tới câu trước: cây, cửa, nhà.

→ Vui lòng miêu tả con bạn, ko ngại ngần nói rằng bạn cũng muốn khám phá phía “xa”.

– Con trai:

Tôi chỉ cánh buồm từ xa 1 lần nữa và nói 1 cách tĩnh tâm:

Bạn có thể cho tôi mượn 1 cánh buồm trắng được ko?

Hãy để tôi đi…

+ Sử dụng các hành động liên kết với lời nói trực tiếp mà giữ thái độ “yên lặng” như thể khiếp sợ trước những cảnh gây sốc, làm đảo lộn môi trường thanh bình.

+ Cúng không có tội: mượn cánh buồm trắng.

+ Mục tiêu: Để tôi đi … → Dấu chấm lửng, dấu chấm lửng tạo nhiều liên tưởng.

→ Bố có thể chưa nghe hoặc bộc bạch mong muốn khám phá toàn cầu của bố.

– Cha:

Lời bạn nói hay tiếng sóng biển thầm thì

Hay tiếng lòng cha từ xa?

+ Lời nói gián tiếp.

+ Tôi ko chắc về câu: là của bạn hay là sóng hay của chính trái tim bạn.

+ Câu hỏi chưa giải đáp → Đấy cũng là mong muốn của bố từ bé mà chưa tiến hành được. Người cha tìm thấy chính mình trong giấc mơ của đàn ông mình.

* Miêu tả hình ảnh cánh buồm:

– Trong thơ ca, hình ảnh cánh buồm có nhiều ý nghĩa:

+ Cánh buồm biểu tượng cho ước mong, hoài bão, khát vọng, … từ bao đời nay. Đấy là cánh buồm của con thuyền chở những ước mong của tình bạn tới những nơi mới, cuộc sống mới, khát vọng mới.

Cánh buồm còn biểu tượng cho ý thức, ý chí chuẩn bị đương đầu với thách thức, đương đầu với sóng gió để vươn đến thành công.

+ Bức tranh cánh buồm trên biển buổi sáng sau cơn mưa đêm là 1 bức tranh đẹp và lãng mạn. Cơn mưa đêm đánh thức bóng tối, ảm đạm của dĩ vãng, xả stress 1 sớm mai tươi sáng, rạng rỡ, ấm áp, hứa hẹn hứa hẹn 1 mai sau với nhiều điều tốt đẹp.

c. Kết bài

– Củng cố nội dung và nghệ thuật đoạn thơ.

Đề 2. Hãy viết đoạn văn nêu lên cảm xúc của em sau khi tác phẩm Mây và sóng (Ta-go)

1. Mở đoạn

– Dẫn dắt vấn đề: Tình cảm gia đình là nguồn cảm hứng bất tận cho những nhà thơ, nhà văn thỏa sức sáng tạo…

– Nêu vấn đề: Bài thơ Mây và sóng của Ta-go nói về tình cảm mẹ con thắm thiết, mặn nồng.

2. Thân bài

* Cảm nghĩ về đoạn đối thoại giữa mẹ và con

– Lời em bé kể cho mẹ nghe về sóng nước, mây trời – những điều em đã gặp khi đi chơi

+ Trong tưởng tượng, suy nghĩ của trẻ em: Mây trời đều biết nói, biết cười, biết mời mọc rủ rê em bé tham gia những cuộc vui bất tận “Mẹ ơi, kìa ai… họ bay đi mất”.

+ Lời em bé gọi mẹ “Mẹ ơi!”: Tự nhiên, gần gũi, đáng yêu => Mẹ luôn bên cạnh em từ những bước chập chững đầu tiên, từ những câu nói thuở ban đầu, từ những câu chuyện nhỏ trong những ngày đầu tiên của cuộc đời.

+ Tác giả nhân hóa những đám mây khiến chúng có những tính cách, hành động… như con người: Gọi em đi chơi “từ tinh mơ đến hết ngày”.

* Cảm nghĩ về những tình cảm của em bé đối với mẹ

– Đối với em bé: Không cuộc dạo chơi nào, mây trời nào, lời mời gọi nào có thể so được với người mẹ của mình “Nhưng con biết trò chơi còn hay hơn của họ… trời xanh”.

=> Tác giả so sánh tình mẫu tử ngang hàng với vũ trụ và thứ tình cảm đó không bao giờ có thể tách rời nhau, luôn gắn bó và trường tồn mãi mãi.

– Trước lời mời gọi của những người bạn đến từ đại dương, em bé cũng muốn chạy theo những cuộc chơi bất tận của sóng biển nhưng cuộc dạo chơi, khám phá sẽ trở nên vô nghĩa nếu không có mẹ ở bên.

– Hạnh phúc của em chính là ở bên mẹ, được ngắm nhìn nụ cười của mẹ => Có mẹ là có tất cả.

=> Chỉ cần có hai mẹ con, cuộc sống sẽ luôn hạnh phúc “không ai trên đời này… mẹ con ta đang ở đâu”.

* Cảm nhận về đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm

– Cấu trúc lồng ghép lời thoại giữa em bé và mẹ, cuộc nói chuyện của em với mây và với sóng.

=> Qua đó, tác giả thể hiện sự cao cả, bất diệt của tình mẫu tử.

– Ngòi bút nhạy cảm và tâm hồn dạt dào yêu thương: Giúp cho bài thơ thắm đượm tình người, tình mẫu tử thiêng liêng, cao quý.

3. Kết đoạn

“Mây và sóng” là đoạn trích cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng, cao đẹp.

c. Viết bài văn nghị luận về một vấn dề trong đời sống

Đề 1. Nêu suy nghĩ của em về ý kiến: Có thể bỏ qua một số môn, chỉ nên học những môn mình yêu thích

a. Mở bài

– Giới thiệu về vấn đề học lệch của học sinh hiện nay bỏ qua một số môn, chỉ học những môn mình yêu thích.

– Đánh giá chung: là hiện tượng không tốt với người học.

b. Thân bài

* Giải thích:

– Đây là lối học không cân đối, không đều các môn, chú trọng quá một môn mà xao lãng môn khác

* Biểu hiện:

– Thích học các môn học tự nhiên vì không phải ghi chép nhiều

– Có bạn thích học môn xã hội vì không cần tính toán nhiều

– Có người chỉ chú trọng học ngoại ngữ mà không quan tâm đến các môn khác

* Tác hại:

– Hổng kiến thức cơ bản

– Kìm hãm vốn hiểu biết sâu rộng

* Nguyên nhân:

– Chủ quan:

+ Do sở thích của người học

+ Do năng khiến của mỗi người

+ Do ngại học, ngại nghiên cứ

– Khách quan:

+ Do mục đích học tập là để thi đỗ Đại học

+ Do cha mẹ định hướng

* Giải pháp:

+ Tuyên truyền để ai cũng nắm bắt được hết hậu quả của việc học lệch

+ Kiên quyết không học lệch

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tế để thêm phần thú vị

c. Kết bài:

– Khẳng định lại vấn đề

– Liên hệ bản thân

Đề 2. Nêu ý kiến của em về ảnh hưởng của mạng xã hội đối với học sinh

1. Mở bài:

Giới thiệu vấn đề nghị luận: những tác động tích cực và tiêu cực của mạng xã hội đến học sinh.

2. Thân bài:

a. Giải thích

Mạng xã hội là nền tảng trực tuyến giúp mọi người chia sẻ, cập nhật tin tức, dễ dàng kết nối với nhau.

b. Thực trạng sử dụng mạng xã hội trong giới trẻ ngày nay

– Mạng xã hội được mọi người sử dụng rộng rãi, phổ biến, đặt biệt là giới trẻ.

– Thời gian sử dụng mạng xã hội ngày càng tăng.

c. Mặt lợi và mặt hại của việc sử dụng mạng xã hội

– Lợi ích của mạng xã hội:

+ Trên mạng xã hội, người trẻ được tự do bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề đời sống, xã hội.

+ Mạng xã hội có tính giải trí cao với nhiều lĩnh vực giải trí khác nhau được cập nhật liên tục.

+ Mạng xã hội có nhiều thông tin hữu ích, lí thú.

– Mặt hại của mạng xã hội:

+ Dành quá nhiều thời gian cho mạng xã hội, ảnh hưởng đến sức khỏe, học tập, công việc.

+ Thiếu sự kết nối với mọi người xung quanh trong cuộc sống đời thực.

+ Bên cạnh những thông tin hữu ích, mạng xã hội còn có những thông tin không lành mạnh, tiêu cực.

d. Cách sử dụng mạng xã hội hữu ích

– Sử dụng mạng xã hội như là một công cụ hữu ích.

– Hạn chế khoảng thời gian sử dụng mạng xã hội.

– Biết chắt lọc thông tin khi sử dụng mạng xã hội.

e. Liên hệ bản thân

– Cần ý thức được mặt lợi, mặt hại của mạng xã hội để không mất thời gian vào những vấn đề vô bổ trên mạng xã hội.

– Tập trung vào cuộc sống đời thực.

3. Kết bài:

Khẳng định lại vấn đề nghị luận.

d. Viết bài văn biểu cảm về một con người hoặc sự việc

Đề 1. Viết bài văn biểu cảm về một người bạn

1. Mở bài

– Giới thiệu về người bạn thân đó của em. – Nêu ấn tượng chung của em về người đó.

2. Thân bài

– Biểu cảm kết hợp với miêu tả vài nét nổi bật trong ngoại hình, tính cách của người bạn đó. – Kể lại ngắn gọn một kỉ niệm sâu sắc nhất về tình bạn giữa em và người đó, có thể là kỉ niệm vui hay buồn; qua đó bộc lộ suy nghĩ, tình cảm của người bạn dành cho em cũng như của em dành cho bạn.

3. Kết bài

– Khẳng định lại tình bạn thân thiết giữa em và người đó. – Cảm nghĩ của em về người bạn.

Đề 2. Viết bài văn biểu cảm về người thân mà em yêu quý nhất

1. Mở bài

Giới thiệu về người ông và tình cảm dành cho ông.

2. Thân bài

a. Miêu tả đôi nét về ông

– Ngoại hình: dáng người, khuôn mặt, mái tóc…

– Tính cách: hiền từ, nhân hậu…

b. Những kỉ niệm về người ông

– Tuổi thơ: Ông chăm sóc, bế bồng…

– Lớn lên: Những lời dạy dỗ…

c. Tình cảm dành cho ông: kính trọng, biết ơn, yêu thương…

3. Kết bài

Khẳng định lại tình cảm dành cho người ông.

e. Tóm tắt văn bản theo yêu cầu khác nhau về độ dài

Đề 1. Tóm tắt văn bản Ếch ngồi đáy giếng

Câu chuyện ếch ngồi đáy giếng kể về một con ếch sống lâu ngày trong một cái giếng. Xung quanh chỉ có nhái, cua, ốc,. Chúng rất sợ tiếng kêu của ếch. Ếch tưởng mình là một vị chúa tể và voi trời bé bằng cái vung. Khi trời mưa to khiến nước mưa ngập giếng và đưa ếch ra ngoài quen thói cũ ếch huênh hoang đi lại và đã bị một con trâu giẫm bẹp. Qua câu chuyện ông cha ta muốn nhắn nhủ con cháu đời sau hãy không ngừng cố gắng học hành, trau dồi kiến thức, mở rộng tầm nhìn. Khi có trình độ thì không được kiêu căng, huênh hoang.

Đề 2. Tóm tắt văn bản Đẽo cày giữa đường

Câu chuyện kể về một chàng nông dân có được khúc gỗ to muốn làm một cái cày để bán thu lợi nhuận và tăng năng suất lao động. Không biết sự vô tình hay cố ý, anh ta ngồi đẽo cày giữa đường. Kết cục từ một khúc gỗ có ích trở thành một mẩu gỗ vô dụng bởi anh không bảo vệ được chính kiến của mình, nghe hết lời người này đến lời người khác. Giá mà anh ta nghiên cứu thật kỹ nhưng yêu cần cần đạt của sản phẩm mình đã chọn thì sẽ không đến nỗi làm người khác phì cười.

g. Viết bản tường trình

Đề 1. Hãy viết bản tường trình lại về một sự việc xảy ra ngoài ý muốn mà em đã chứng kiến hoặc tham gia.

Gợi ý:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

________________

Hà Nội, ngày…tháng…năm

BẢN TƯỜNG TRÌNH

Về việc không làm bài tập

Kính gửi: Cô Trần Phương A, giáo viên chủ nhiệm lớp 7B, trường THCS B.

Em tên là Hoàng Thu C, hiện đang là học sinh lớp 7B.

Em viết văn bản này để tường trình về một sự việc như sau:

Vào hôm chủ nhật, ngày…..tháng….năm, do là cuối tuần em đã được bố mẹ cho đi chơi. Mặc dù bố mẹ đã dặn dò và nhắc nhở em cần hoàn thành bài tập trước khi đi để có một kỳ nghỉ trọn vẹn. Nhưng do chủ quan, nghĩ là đi chơi về em có thể hoàn thành nốt nhưng buổi đi chơi hôm đó em đã về muộn và quá buồn ngủ, em đã ngủ mất. Vào lúc 8h sáng thứ 2, ngày….tháng…năm, tổ trưởng đã kiểm tra bài tập các bạn và của em, nhưng em đã chưa hoàn thành xong nên tổ đã bị ảnh hưởng về thi đua.

Nguyên nhân của sự việc: do em chủ quan, mải đi chơi nên không hoàn thành đủ bài tập.

Hậu quả: Tổ bị hạ thi đua trong học tập.

Em xin nhận trách nhiệm về sự việc trên vì đã quá chủ quan, không nghe lời bố mẹ và ham chơi nên đã không hoàn thành bài và làm ảnh hưởng tới cả tổ.

Em xin nhận lỗi về hành vi của mình và hứa sẽ không tái phạm.

Em hứa sẽ hoàn thành bài tập đầy đủ và nghe lời bố mẹ hơn.

Người làm đơn tường trình

(Đã kí)

Hoàng Thị C

Đề 2. Viết văn bản tường trình về việc mất xe đạp nơi gửi xe của trường

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Thừa Thiên Huế, ngày … tháng … năm …

BẢN TƯỜNG TRÌNH Về việc mất xe đạp nơi gửi xe của trường

Kính gửi: Cô giáo Nguyễn Ngọc Thảo, giáo viên chủ nhiệm lớp 7A5

Em tên là: Bùi Hoàng Nam, học sinh lớp 7A5 Trường Trung học cơ sở Nguyễn Khuyến

Em xin phép tường trình về một sự việc đã xảy ra như sau: Vào trưa ngày 18 tháng 12 năm 2022, sau khi kết thúc buổi học sáng lúc 11h40p, và tiến về nơi gửi xe thì em phát hiện xe đạp của mình không có ở đó. Vào buổi sáng, em đã đi xe đạp đến trường và để đúng khu vực để xe của lớp. Điều này có sự xác nhận của bác bảo vệ và các bạn cùng lớp.

Em xin cam đoan những gì mình viết là đúng sự thật. Rất mong nhà trường sẽ giúp em sớm tìm lại được xe đạp của mình.

Em xin chân thành cảm ơn

Người viết tường trình

Nam

Bùi Hoàng Nam