Trang chủ Lớp 7 Văn lớp 7 Đề thi đề kiểm tra Văn lớp 7 - Cánh diều Đề 3 Tổng hợp 5 đề kiểm tra giữa học kì 2...

Đề 3 Tổng hợp 5 đề kiểm tra giữa học kì 2 Văn 7 cánh diều Đề thi đề kiểm tra Văn lớp 7: PHẦN I – TRẮC NGHIỆM (6 điểm) Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới

Lời giải Đề 3 Tổng hợp 5 đề kiểm tra giữa học kì 2 Văn 7 cánh diều – Đề thi đề kiểm tra Văn lớp 7 Cánh diều.

Câu hỏi/Đề bài:

PHẦN I – TRẮC NGHIỆM (6 điểm)

Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Mẹ gom lại từng trái chín trong vườn

Rồi rong ruổi trên nẻo đường lặng lẽ

Ôi, những trái na, hồng, ổi, thị, …

Có ngọt ngào năm tháng mẹ chắt chiu.

Con nghe mùa thu vọng về những thương yêu

Giọt mồ hôi rơi trong chiều của mẹ

Nắng mong manh đậu bên thật khẽ

Đôi vai gầy nghiêng nghiêng!

Heo may thổi xao xác trong đêm

Không gian lặng im…

Con chẳng thể chợp mắt

Mẹ trở mình trong tiếng ho thao thức

Sương vô tình đậu trên mắt rưng rưng!

(Lương Đình Khoa – Mùa thu và mẹ)

Câu 1. Đoạn thơ sử dụng phương thức biểu đạt chính nào sau đây?

A. Tự sự

B. Biểu cảm

C. Miêu tả

D. Nghị luận

Câu 2. Thể thơ được sử dụng trong đoạn trích trên là gì?

A. Thơ năm chữ

B. Thơ tự do

C. Thơ bốn chữ

D. Thơ lục bát

Câu 3. Dòng nào sau đây chứa các từ ngữ gợi sự tảo tần và vất vả của người mẹ?

A. Rong ruổi, chắt chiu, vai gầy, thao thức, rưng rưng

B. Rong ruổi, chắt chiu, ngọt ngào, thao thức, rưng rưng

C. Rong ruổi, chắt chiu, vai gầy, mùa thu, rưng rưng

D. Rong ruổi, chắt chiu, vai gầy, thao thức, lặng im

Câu 4. Dấu ba chấm trong câu thơ Ổi, những trái na, hồng, ổi, thị… có tác dụng gì?

A. Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết

B. Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm

C. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng

D. Dùng để kết thúc câu cầu khiến

Câu 5. Đọc khổ thơ thứ nhất và cho biết, vị ngọt ngào được tác giả cảm nhận tạo nên bởi điều gì?

A. Vị trái chín trong vườn

B. Sự tảo tần, chắt chịu của mẹ

C. A và B đúng

D. A và B sai

Câu 6. Đọc câu thơ Đôi vai gầy nghiêng nghiêng chúng ta cảm nhận được tình cảm của người viết như thế nào?

A. Vui sướng, tự hào về mẹ

B. Hạnh phúc, ấm áp vì có mẹ

C. Xót xa, thương cảm

D. Buồn bã, u sầu

Câu 7. Trong không gian đêm thu xao xác, ai là người đã ngủ không yên giấc?

A. Người mẹ

B. Người con

C. A và B đúng

D. A và B sai

Câu 8. Phần trích thơ nào sau đây có nội dung tương đồng với mạch cảm xúc trong bài thơ trên?

A. Tóc mẹ trắng như mây ngàn năm cũ

Trôi bồng bềnh qua vết nứt thời gian

(Bình Nguyên Trang)

B. Áo của mẹ quanh năm mòn gấu

Vạt mồ hôi đậm nhạt theo màu

(Phan Huy Đồng)

C. Tôi ngồi nhớ mẹ tôi xưa

Mùa xuân đến sớm người chưa thấy về….

(Xuân Đam)

D. Tiễn mẹ lên tầu chiều rưng tắt

Biết có còn được đón mẹ vào thăm!

(Lê Huy Mậu)

Câu 9. Em hãy chỉ ra hiệu quả nghệ thuật của hệ thống từ láy được sử dụng trong bài thơ?

PHẦN II – TẬP LÀM VĂN

Câu 1 (2.0 điểm)

Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nói quá trong những ví dụ sau:

a. Anh cứ yên tâm, vết thương mới chỉ sướt da thôi. Từ giờ đến sáng em có thể đi lên đến tận trời được.

b. […] Cái cụ bà thét ra lửa ấy lại xử nhũn mời hắn vào nhà xơi nước.

Câu 2 (4.0 điểm)

Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về bài thơ “Những cánh buồm”.