Trang chủ Lớp 7 Văn lớp 7 Đề thi đề kiểm tra Văn lớp 7 - Cánh diều Đề thi học kì 1 – Đề số 9 Đề thi...

[Đáp án] Đề thi học kì 1 – Đề số 9 Đề thi đề kiểm tra Văn lớp 7: Phần I: (0. 25 điểm): Văn bản trên thuộc thể loại nào? A. Văn bản truyện B. Văn bản nghị luận xã hội C

Lời giải Đáp án Đề thi học kì 1 – Đề số 9 – Đề thi đề kiểm tra Văn lớp 7 Cánh diều.

Câu hỏi/Đề bài:

Phần I:

Câu 1 (0.25 điểm):

Văn bản trên thuộc thể loại nào?

A. Văn bản truyện

B. Văn bản nghị luận xã hội

C. Văn bản nghị luận văn học

D. Văn bản kí

Hướng dẫn:

Đọc kĩ văn bản, dựa vào đặc trưng thể loại

Lời giải:

=> Đáp án: C

Câu 2 (0.25 điểm):

Đối tượng nghị luận của văn bản là:

A. Nhân vật Thạch Sanh

B. Cốt truyện cổ tích Thạch Sanh

C. Truyện cổ tích hấp dẫn, giàu kịch tính

D. Nghệ thuật xây dựng nhân vật Thạch Sanh

Hướng dẫn:

Đọc kĩ văn bản, chú ý nhân vật chính được tác giả nhắc tới

Lời giải:

=> Đáp án: A

Câu 3 (0.25 điểm):

Văn bản nghị luận trên có mấy luận điểm?

A. Năm luận điểm

B. Bốn luận điểm

C. Ba luận điểm

D. Sáu luận điểm

Hướng dẫn:

Đọc kĩ đoạn trích

Lời giải:

=> Đáp án: B

Câu 4 (0.25 điểm):

Nhân vật Thạch Sanh được làm sáng tỏ ở những khía cạnh nào?

A. Lai lịch; trải qua nhiều thử thách; tấm lòng nhân đạo; nghệ thuật xây dựng nhân vật

B. Một số tính cách tiêu biểu; nghệ thuật xây dựng nhân vật

C. Trải qua nhiều thử thách; tấm lòng nhân đạo

D. Lai lịch; trải qua nhiều thử thách; được hưởng hạnh phúc

Hướng dẫn:

Đọc kĩ đoạn trích

Lời giải:

=> Đáp án: A

Câu 5 (0.25 điểm):

Câu “Ta có thể thấy rằng, sự ra đời và cuộc sống của Thạch Sanh là sự kết hợp hài hòa giữa những yếu tố bình thường với những yếu tố phi thường kì lạ”. để làm sáng tỏ ý kiến nào?

A. Thạch Sanh trải qua nhiều thử thách

B. Lai lịch của Thạch Sanh

C. Tấm lòng nhân đạo của Thạch Sanh

D. Nghệ thuật xây dựng nhân vật Thạch Sanh

Hướng dẫn:

Đọc kĩ câu văn và xác định nội dung

Lời giải:

=> Đáp án: B

Câu 6 (0.25 điểm):

Câu: “Chàng sinh sống một mình dưới gốc đa, lấy nghề đốn củi để kiếm sống qua ngày” là:

A. Nêu ý kiến

B. Lí lẽ

C. Dẫn chứng gián tiếp

D. Dẫn chứng trực tiếp

Hướng dẫn:

Đọc kĩ câu văn

Lời giải:

=> Đáp án: C

Câu 7 (0.25 điểm):

“Để đạt đến hạnh phúc cuối cùng, Thạch Sanh đã phải trải qua rất nhiều thử thách” là thành phần nào trong văn nghị luận?

A. Nêu ý kiến

B. Lí lẽ

C. Dẫn chứng gián tiếp

D. Dẫn chứng trực tiếp

Hướng dẫn:

Đọc kĩ câu văn

Lời giải:

=> Đáp án: A

Câu 8 (0.25 điểm):

Câu “Nhờ đàn thần chàng đã tự giải cứu mình, không chỉ vậy còn lật tẩy bộ mặt xảo quyệt của mẹ con Lý Thông, giúp công chúa lấy lại được tiếng nói” là:

A. Nêu ý kiến

B. Lí lẽ

C. Dẫn chứng gián tiếp

D. Dẫn chứng trực tiếp

Hướng dẫn:

Đọc kĩ câu văn

Lời giải:

=> Đáp án: B

Câu 9 (0.25 điểm):

Đoạn văn bản từ “Không chỉ là hiện thân…” đến “… yêu chuộng hòa bình” có vai trò gì trong văn bản?

A. Làm sáng tỏ nghệ thuật xây dựng nhân vật

B. Làm rõ lai lịch bình thường và phi thường, kì lạ của nhân vật

C. Làm rõ một tính cách của nhân vật – biểu tượng của tấm lòng nhân đạo, lòng yêu chuộng hòa bình

D. Làm rõ giá trị nhân đạo của tác phẩm

Hướng dẫn:

Đọc kĩ đoạn văn, từ nội dung rút ra vai trò

Lời giải:

=> Đáp án: C

Câu 10 (0.25 điểm):

Tác giả đã dùng những luận cứ nào để làm sáng tỏ ý kiến “Xây dựng nhân vật Thạch Sanh”?

A. Cốt truyện hết sức hấp dẫn, kịch tính, tạo hai tuyến nhân vật đối lập

B. Kết hợp hài hòa giữa yếu tố bình thường và phi thường

C. Sự trợ giúp của các đồ vật thần kì; Kết thúc tác phẩm là kết thúc có hậu

D. Tất cả đáp án trên

Hướng dẫn:

Đọc kĩ câu văn

Lời giải:

=> Đáp án: D

Câu 11 (0.25 điểm):

Đoạn cuối văn bản thực hiện nhiệm vụ gì trong văn bản phân tích nhân vật?

A. Vai trò của nhân vật đối với tác phẩm

B. Đánh giá khái quát về nhân vật, về vai trò của nhân vật đối với tác phẩm

C. Ý nghĩa rút ra từ nhân vật

D. Đánh giá giá trị của tác phẩm

Hướng dẫn:

Từ nội dung rút ra vai trò, nhiệm vụ của đoạn cuối

Lời giải:

=> Đáp án: B

Câu 12 (0.25 điểm):

Trường hợp nào nói lên mục đích của văn bản trên?

A. Phân tích tính cách nhân vật Thạch Sanh

B. Làm nổi bật sức hấp dẫn của truyện cổ tích

C. Chứng minh tài năng của tác giả dân gian

D. Nghệ thuật xây dựng nhân vật Thạch Sanh

Hướng dẫn:

Từ nội dung rút ra mục đích văn bản

Lời giải:

=> Đáp án: A

Phần II.

Câu 1 (2 điểm):

Xác định số từ số lượng và số từ thứ tự trong những dòng thơ dưới đây. Chỉ ra đặc điểm giúp nhận biết số từ số lượng và số từ thứ tự.

Một canh… hai canh… lại ba cạnh

Trằn trọc băn khoăn, giấc chẳng thành

Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt,

Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh.

(Không ngủ được, Hồ Chí Minh)

Hướng dẫn:

Đọc kĩ đoạn trích, vận dụng kiến thức về số từ

Lời giải:

– Số từ chỉ số lượng:

Một canh… hai canh… lại ba cạnh

Trằn trọc băn khoăn, giấc chẳng thành

Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh

– Số từ chỉ thứ tự:

Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt,

– Đặc điểm giúp nhận biết số từ số lượng và số từ thứ tự: khi nói về số lượng, số từ thường đứng trước danh từ, còn khi để biểu thị thứ tự của sự vật thì số từ thường đứng sau danh từ

Câu 2 (5 điểm):

Từ các văn bản Ca Huế, Hội thi thổi cơm, Những nét đặc sắc trên “đất vật” Bắc Giang, hãy viết bài thuyết minh về một số quy tắc, luật lệ cho hoạt động được giới thiệu hoặc các hoạt động tương tự của địa phương em.

Hướng dẫn:

Liên hệ các hoạt động ở địa phương em

Lời giải:

Dàn ý:

– Mở bài: Giới thiệu hoạt động hay trò chơi.

Ví dụ: Hội Dâu được tổ chức vào mùng 8 tháng 4 âm lịch hàng năm. Chùa Dâu là một ngôi chùa cổ nhất Việt Nam, được xây dựng vào những năm đầu thế kỉ XV.

Thân bài: Giới thiệu chi tiết các quy tắc, luật lệ của hoạt động hay trò chơi theo một trật tự nhất định.

Ví dụ: Hội Dâu

+ Thời gian: mùng 8 tháng 4 âm lịch hàng năm

+ Địa điểm: Chùa Dâu là một ngôi chùa cổ nhất Việt Nam, được xây dựng vào những năm đầu thế kỉ XV + Diễn biến lễ hội:…

Kết bài: Nêu giá trị và ý nghĩa của hoạt động hay trò chơi

Ví dụ: Lễ hội thể hiện trình độ tổ chức cao, sự kết hợp giữa làng xã và ý thức cộng đồng, cuốn hút khách thập phương với những nét nghệ thuật, văn hóa đặc sắc, phong phú