Trang chủ Lớp 7 Văn lớp 7 Đề thi đề kiểm tra Văn lớp 7 - Cánh diều Đề thi học kì 1 – Đề số 10 Đề thi...

[Đáp án] Đề thi học kì 1 – Đề số 10 Đề thi đề kiểm tra Văn lớp 7: Phần I: (0. 25 điểm): Xác định đề tài của bài thơ: A. Người lao động B. Tình yêu quê hương đất nước C. Người nghệ sị D

Hướng dẫn giải Đáp án Đề thi học kì 1 – Đề số 10 – Đề thi đề kiểm tra Văn lớp 7 Cánh diều. Gợi ý: Đọc kĩ bài thơ, từ nội dung xác định đề tài.

Câu hỏi/Đề bài:

Phần I:

Câu 1 (0.25 điểm):

Xác định đề tài của bài thơ:

A. Người lao động

B. Tình yêu quê hương đất nước

C. Người nghệ sị

D. Người nông dân

Hướng dẫn:

Đọc kĩ bài thơ, từ nội dung xác định đề tài

Lời giải:

=> Đáp án: A

Câu 2 (0.25 điểm):

Đối tượng trữ tình của bài thơ là:

A. Nghề gốm nghệ thuật

B. Anh thợ gốm tài hoa

C. Người lao động khéo léo

D. Khung cảnh lao động tươi vui

Hướng dẫn:

Đọc kĩ bài thơ

Lời giải:

=> Đáp án: B

Câu 3 (0.25 điểm):

Người thợ gốm được gợi tả trong tư thế nào?

A. Đang ngắm nghía sản phẩm của mình

B. Đang vuốt bình theo nhịp xoay

C. Đang trong quá trình chế tác những chiếc bình cổ, tạo sản phẩm mới

D. Đang đạp bàn xoay

Hướng dẫn:

Đọc kĩ bài thơ

Lời giải:

=> Đáp án: C

Câu 4 (0.25 điểm):

Ngực anh màu nắng đượm/ Đẹp hồng như đất nung sử dụng nghệ thuật nào, gợi tả vẻ đẹp nào của thợ gốm?

A. Ẩn dụ, so sánh, gợi tả vẻ khỏe khoắn, rắn rỏi… tuyệt đẹp của anh thợ gốm.

B. Nghệ thuật so sánh, gợi tả vẻ đẹp phi thường của anh thợ gốm

C. Nghệ thuật so sánh, gợi tả vẻ đẹp dung dị trong nắng của anh thợ gốm

D. Nghệ thuật so sánh, gợi tả sự cần mẫn của anh thợ gốm

Hướng dẫn:

Đọc kĩ đoạn thơ

Lời giải:

=> Đáp án: A

Câu 5 (0.25 điểm):

Hình ảnh nào đã được lặp lại ha lần trong bài thơ? Chúng gợi tả và làm nổi bật điều gì về con người lao động?

A. Hình ảnh bàn tay gợi sự khỏe khoắn, nhanh nhẹn của người thợ thủ công

B. Hình ảnh bàn tay gợi thao tác khéo léo, điêu luyện của nghệ nhân

C. Hình ảnh xoay xoay gợi sự liên tục tuần hoàn trong lao động

D. Hình ảnh nắng gợi khung ảnh lao động tràn ngập ánh sáng

Hướng dẫn:

Đọc kĩ bài thơ

Lời giải:

=> Đáp án: B

Câu 6 (0.25 điểm):

Mùa xuân và người thợ gốm có nét tương đồng nào?

A. Đều tràn đầy sức sống

B. Đều xuất hiện trong nắng rực rỡ

C. Con người và mùa xuân đang sáng tạo cái đẹp, sự sống

D. Cùng tạo nên không gian tươi sáng của mùa xuân

Hướng dẫn:

Đọc kĩ bài thơ

Lời giải:

=> Đáp án: C

Câu 7 (0.25 điểm):

Bài thơ sử dụng những biện pháp tu từ nào?

A. So sánh, nhân hóa, hoán dụ

B. So sánh, nhân hóa, liệt kê

C. So sánh, câu hỏi tu từ, ẩn dụ

D. So sánh, nhân hóa, ẩn dụ

Hướng dẫn:

Đọc kĩ bài thơ và xác định biện pháp tu từ được sử dụng

Lời giải:

=> Đáp án: D

Câu 8 (0.25 điểm):

Quá trình tạo nguyên liệu gốm được gợi tả trong những dòng thơ nào?

A. Đất mịn nhào với nắng/ Nước mát nhào đất tơi.

B. Hình đẹp nở trong tay/ Trong bàn tay vuốt ve…

C. Ngực anh màu nắng đượm/ Đẹp hồng như đất nung

D. Mùa xuân đang tạo lại/ Cây lá trên đồng quê

Hướng dẫn:

Đọc kĩ đoạn thơ

Lời giải:

=> Đáp án: A

Câu 9 (0.25 điểm):

Những câu thơ sau giúp ta hiểu gì về sản phẩm của người thợ gốm tạo nên?

“Bình đẹp nghìn xưa cũ

Tay ông cha giao về”

“Anh làm thêm cái đẹp

Chưa có ở trong đời…”

A. Tái hiện sản phẩm truyền thống của ông cha và sáng tạo sản phẩm mới

B. Tái hiện sản phẩm truyền thống của ông cha trong dáng hình mới

C. Phục cổ sản phẩm truyền thống của ông cha

D. Sáng tạo sản phẩm mới (không theo lối mòn xưa)

Hướng dẫn:

Đọc kĩ đoạn thơ

Lời giải:

=> Đáp án: A

Câu 10 (0.25 điểm):

Dấu ba chấm (…) ở cuối bài thơ chứa đựng điều gì?

A. Ngập ngừng chưa diễn tả hết sự khâm phục người lao động

B. Sự sáng tạo của thợ gốm là vô tận, sáng tạo nối tiếp sáng tạo cho đời

C. Chưa kể sự sáng tạo của nghệ nhân

D. Tất cả đáp án trên

Hướng dẫn:

Vận dụng kiến thức về dấu ba chấm (…)

Lời giải:

=> Đáp án: D

Câu 11 (0.25 điểm):

Hai câu thơ sau thể hiện vẻ đẹp nào?

– Hình đẹp nở trong tay

– Trong bàn tay vuốt ve…

A. Đôi bàn tay của nghệ nhân

B. Sự sáng tạo trong lao động

C. Hình dáng mềm mại của bình gốm

D. Cái đẹp được sản sinh từ bàn tay

Hướng dẫn:

Đọc kĩ đoạn thơ

Lời giải:

=> Đáp án: A

Câu 12 (0.25 điểm):

Tình cảm của nhà thơ đối với người lao động:

A. Cảm thông với nghề lao động nặng nhọc

B. Ngưỡng mộ, khâm phục

C. Trân trọng người lao động sáng tạo

D. B và C đúng

Hướng dẫn:

Từ nội dung bài thơ xác định cảm xúc của nhà thơ

Lời giải:

=> Đáp án: D

Phần II.

Câu 1 (2 điểm):

Tìm vị ngữ là cụm động từ trong những câu dưới đây. Xác định động từ trung tâm và thành tố phụ là cụm chủ vị trong mỗi vị ngữ đó.

a) Đã có lúc, Văn Cao tưởng mình không còn những ước mơ và khát vọng của tuổi thanh niên. (Ngọc An)

b) Tiếng gà cũng làm kí ức ta quay lại với những kỉ niệm của tuổi thơ. (Đinh Trọng Lạc)

Hướng dẫn:

Đọc ngữ liệu, tìm cụm động từ trong vị ngữ

Phần

Vị ngữ là cụm động từ

Động từ trung tâm

Cụm C-V

a

tưởng mình không còn những ước mơ và khát vọng của tuổi thanh niên

tưởng

mình/ không còn những ước mơ và khát vọng của tuổi thanh niên

b

cũng làm ký ức ta quay lại với những kỉ niệm của tuổi thơ

làm

ký ức ta/ quay lại với những kỉ niệm của tuổi thơ

Lời giải:

Câu 2 (5 điểm):

Hãy viết bài thuyết minh về một số quy tắc, luật lệ cho hoạt động được giới thiệu hoặc các hoạt động của địa phương em.

Hướng dẫn:

Nêu cảm nhận của bản thân em

Lời giải:

Bài tham khảo:

Lễ hội là tín ngưỡng văn hóa của mỗi dân tộc. Hầu như làng, xã nào cũng có lễ hội được tổ chức vào đầu xuân. Mọi người dân Thuận Thành, Bắc Ninh thường có câu ca:

Dù ai buôn đâu, bán đâu

Hễ trông thấy tháp chùa Dâu thì về

Dù ai buôn bán trăm nghề

Nhớ ngày mồng tám thì về hội Dâu.

Câu ca dao như một lời nhắc nhở các tín đồ phật giáo hãy nhớ về hội Dâu được tổ chức vào đầu xuân hàng năm.

Hội Dâu được tổ chức vào mùng 8 tháng 4 âm lịch hàng năm. Chùa Dâu là một ngôi chùa cổ nhất Việt Nam, được xây dựng vào những năm đầu thế kỉ XV. Mặc dù vậy chùa Dâu vẫn giữ được những nét nguyên bản từ khi được xây dựng tới nay. Hàng năm, chùa Dâu thu hút rất nhiều tín đồ đến thắp hương, đặc biệt là vào dịp lễ hội. Vào mỗi dịp lễ hội, người dân háo hức tổ chức sửa sang chùa chiền. Ngay từ chiều mùng 7 đã có lễ rước các bà Dâu, bà Đậu, bà Đàn, bà Keo mà theo truyền thuyết bốn bà được tạc từ một cây dâu, chị cả là bà Dâu nên chùa Dâu được xây dựng lớn nhất. Đặc biệt vào ngày mồng 7, các vãi đến để cúng, quét dọn và làm lễ rửa chùa. Ngày hội chính diễn ra rất sôi động, náo nhiệt. Mọi người đến đây với lòng thành kính, kính mong đức phật ban cho sự an lành, ấm no. Chùa có rất nhiều gian, điện, đặc biệt có pho tượng Kim Đồng – Ngọc Nữ đạt đến chuẩn mực nghệ thuật cao với các tỉ lệ của người thật. Hành lang hai bên có những pho tượng với nhiều tư thế, nét mặt khác nhau. Người ta đến lỗ hội không chỉ để thắp hương, cầu an mà còn để vui chơi, đón không khí ngày xuân. Có rất nhiều trò chơi được tổ chức trong lễ hội như: đu quay, hát quan họ đối đáp, giao duyên giữa các liền anh, liền chị dưới thuyền rồng với những trang phục mớ ba, mớ bảy cổ truyền. Khắp sân chùa là những hàng bán đồ cúng, những nén hương trầm, hay những đồ chơi dân gian cho trẻ em như sáo, trống… hoặc chỉ là những bông lan thơm ngát. Tất cả tạo ra một không khí cộng đồng ấm cúng. Mọi người quên đi sự bận rộn, quên đi sự bon chen, thách thức để nhớ tới đức phật cùng sự thánh thiện, nhớ tới cõi bình an của tâm hồn. Khoảng 7 giờ sáng ngày 8/4, người ta đã nghe thấy tiếng chiêng, tiếng trống và tiếng cúng tế dâng sớ cầu mong bình an, lạy tạ các vị thánh thần, phật pháp của đội tế lễ tứ sắc chùa lập ra. Đặc biệt, ở lễ hội Dâu thờ Tứ Pháp là Pháp Vân (bà Dâu), Pháp Vũ, Pháp Điện, Pháp Lôi.

Sau khi các cụ làm lễ xong, đoàn rước từ chùa Tổ bắt đầu quay về, hàng đoàn người kéo nhau đi theo hộ tống. Người đi đầu cầm bình nước, người thứ hai dâng hương, tiếp đó là đoàn kiệu được những trai tráng của lồng khiêng. Họ mặc những trang phục như quân tốt đỏ thời xưa, theo sau là các bà mặc áo nâu đội sớ. Người cầm nước vừa đi vừa cầm cành trúc vẩy nước vào những người xung quanh như ban sự may mắn cho mọi người. Người ta quan niệm rằng ai được vẩy nước vào sẽ may mắn, được Phật ban phước quanh năm và được Phật phù hộ, bảo vệ. Khi hội tan, mọi người về rồi thắp hương ở ngoài sân thờ nhớ lời hẹn gặp năm sau. Nhưng lạ lùng hơn hầu như năm nào sau hội trời cũng mưa và người dân cho đấy là lễ tẩy chùa, ở một khía cạnh nào đó thì đây được coi như một điều linh nghiệm huyền bí.

Lễ hội thể hiện trình độ tổ chức cao, sự kết hợp giữa làng xã và ý thức cộng đồng, cuốn hút khách thập phương với những nét nghệ thuật, văn hóa đặc sắc, phong phú. Đối với Bắc Ninh, cái nôi của Phật giáo thì đây là dịp thể hiện sự tài hoa, tinh tế, lịch lãm trong văn hóa ứng xử, giao tiếp. Là một người con của Bắc Ninh, em cảm thấy tự hào về truyền thống của quê hương mình và em sẽ luôn có ý thức bảo vệ và gìn giữ những nét văn hóa ấy, đặc biệt là những lễ hội truyền thống mang đậm nét văn hóa dân tộc vào những ngày đầu xuân.