Trang chủ Lớp 7 Văn lớp 7 Đề thi đề kiểm tra Văn lớp 7 - Cánh diều Đề thi giữa kì 1 – Đề số 4 Đề thi...

[Đáp án] Đề thi giữa kì 1 – Đề số 4 Đề thi đề kiểm tra Văn lớp 7: Phần I: (0. 25 điểm): Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích? A. Nghị luận B. Thuyết minh C. Tự sự D

Đáp án Đáp án Đề thi giữa kì 1 – Đề số 4 – Đề thi đề kiểm tra Văn lớp 7 Cánh diều.

Câu hỏi/Đề bài:

Phần I:

Câu 1 (0.25 điểm):

Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?

A. Nghị luận

B. Thuyết minh

C. Tự sự

D. Biểu cảm

Hướng dẫn:

Đọc kĩ đoạn trích, chú ý ngôn ngữ, cảm xúc của người kể chuyện

Lời giải:

Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là tự sự

=> Đáp án: C

Câu 2 (0.25 điểm):

Trong câu văn sau, từ ngữ nào là ngôn ngữ vùng miền?

“Hai đứa cùng ước: phải chi mình được dừng thuyền lại đây vài hôm để bắt chim thì phải biết!”

A. Phải chi

B. Dừng thuyền

C. Vài hôm

D. Bắt chim

Hướng dẫn:

Xác định từ ngữ địa phương

Lời giải:

Từ “phải chi” là từ ngữ vùng miền

=> Đáp án: A

Câu 3 (0.25 điểm):

Trong đoạn trích, tác giả sử dụng trình tự kể và miêu tả nào sau đây?

A. Từ cụ thể đến khái quát

B. Từ xa đến gần

C. Từ dưới lên trên

D. Từ trong ra ngoài

Hướng dẫn:

Đọc kĩ đoạn trích

Lời giải:

Trong đoạn trích, tác giả sử dụng trình tự kể và miêu tả từ xa đến gần

=> Đáp án: B

Câu 4 (0.25 điểm):

Đoạn trích trên tập trung kể và tả về đối tượng nào?

A. Cuộc đi chơi thú vị của nhân vật tôi và Cò

B. Chợ Mặt Trời

C. Các loài chim ở đất rừng phương Nam

D. Sông nước Cà Mau

Hướng dẫn:

Đọc kĩ đoạn trích

Lời giải:

Đoạn trích tập trung kể và tả về các loài chim ở đất rừng phương Nam

=> Đáp án: C

Câu 5 (0.25 điểm):

Vị trí quan sát của người kể chuyện và miêu tả trong đoạn trích ở đâu?

A. Từ trên khoang thuyền

B. Tự chợ Mặt Trời

C. Từ trên bìa rừng

D. Từ dưới gốc cây

Hướng dẫn:

Đọc kĩ đoạn trích

Lời giải:

Vị trí quan sát của người kể chuyện và miêu tả trong đoạn trích từ trên khoang thuyền

=> Đáp án: A

Câu 6 (0.25 điểm):

Trong câu: “Khi thuyền chúng tôi chèo đến gần, nó bèn ngụp xuống lặn mất”, từ “nó” chỉ đối tượng nào?

A. Chim già đãy

B. Con điêng điểng

C. Chim cồng cộc

D. Loài chim lạ

Hướng dẫn:

Đọc kĩ đoạn trích

Lời giải:

Trong câu: “Khi thuyền chúng tôi chèo đến gần, nó bèn ngụp xuống lặn mất”, từ “nó” chỉ con điêng điểng

=> Đáp án: B

Câu 7 (0.25 điểm):

Xác định nội dung tương ứng với con điêng điểng trong đoạn văn:

A. Đứng trong tổ vươn cánh như tượng những người vũ nữ bằng đồng đen đang vươn tay múa

B. Ngóc cổ lên mặt nước,… ngụp xuống lặn mất… nổi lên gần bờ, mỏ ngậm con tôm xanh gần bằng cổ tay còn đang vung râu cựa quậy

C. Chim cất cánh tua tủa bay lên, giống hệt đàn kiến từ lòng quả đất chui ra, bò li ti đen ngòm lên da trời

D. Đầu hói như những ông thầy tu mặc áo xám, trầm tư rụt cổ nhìn xuống chân

Hướng dẫn:

Đọc kĩ đoạn trích

Lời giải:

Con điêng điểng ngóc cổ lên mặt nước,… ngụp xuống lặn mất… nổi lên gần bờ, mỏ ngậm con tôm xanh gần bằng cổ tay còn đang vung râu cựa quậy

=> Đáp án: B

Câu 8 (0.25 điểm):

Xác định nội dung tương ứng với con chim già đãy trong đoạn văn

A. Đứng trong tổ vươn cánh như tượng những người vũ nữ bằng đồng đen đang vươn tay múa

B. Ngóc cổ lên mặt nước,… ngụp xuống lặn mất… nổi lên gần bờ, mỏ ngậm con tôm xanh gần bằng cổ tay còn đang vung râu cựa quậy

C. Chim cất cánh tua tủa bay lên, giống hệt đàn kiến từ lòng quả đất chui ra, bò li ti đen ngòm lên da trời

D. Đầu hói như những ông thầy tu mặc áo xám, trầm tư rụt cổ nhìn xuống chân

Hướng dẫn:

Đọc kĩ đoạn trích

Lời giải:

Con chim già đãy đầu hói như những ông thầy tu mặc áo xám, trầm tư rụt cổ nhìn xuống chân

=> Đáp án: D

Câu 9 (1 điểm):

Đọc lại các câu văn có sử dụng các hình ảnh so sánh trong đoạn trích trên và cho biết tác dụng của việc sử dụng các hình ảnh so sánh đó.

Hướng dẫn:

Xác định biện pháp so sánh và cho biết tác dụng

Lời giải:

– Hình ảnh các loài chim ở đất rừng phương Nam hiện lên sinh động, hấp dẫn.

– Giúp người đọc hình dung được đặc điểm và vẻ đẹp của từng loài chim nơi đây. Đồng thời, gợi cho người đọc tình cảm yêu mến vùng đất này.

– Câu văn giàu hình ảnh, sinh động, hấp dẫn, cuốn hút người đọc…

Câu 10 (1 điểm):

Viết đoạn văn khoảng 5 – 7 câu nên cảm nhận về bức tranh thiên nhiên vùng đất phương Nam được nhà văn Đoàn Giỏi khắc họa trong đoạn trích trên.

Hướng dẫn:

Từ đoạn trích, nêu cảm nhận của bản thân

Lời giải:

– Bức tranh thiên nhiên vùng đất phương Nam hiện lên sinh động, có hồn qua cách cảm nhận, miêu tả rất tài hoa của nhà văn Đoàn Giỏi.

– Thiên nhiên nơi đây trù phú, có vẻ đẹp hoang dã. Đó là một vùng sông nước chằng chịt như mạng nhện giăng, với những rừng đước dựng lên cao ngất. Ở đó có rất nhiều các loài chim trú ngụ, mỗi loài có những đặc điểm, vẻ đẹp riêng hấp dẫn hồn người.

– Chim ở đây nhiều vô kể “cất cánh tua tủa bay lên giống đàn kiến từ lòng đất chui ra, bò li ti đen ngòm da trời”, “quang cảnh đàn chim bay lên giống như đám gió bốc tro tiền”, “bầy chim đen bay kín trời, vươn cổ dài như tàu bay cổ ngỗng lướt qua trên sông”, … tất cả những hình ảnh đó làm sống dậy trong tâm hồn chúng ta niềm say mê, yêu thích vùng đất phương Nam của Tổ quốc.

– Lời kể ấn tượng của tác giả về các loài chim nơi đây giúp chúng ta hiểu thêm về thế giới loài chim và cảm thấy tự hào, yêu quý thiên nhiên vùng đất phương Nam của đất nước mình.

– Qua đoạn trích, chúng ta cũng cảm nhận được tấm lòng yêu quý, sự hiểu biết tường tận và gắn bó gần gũi đến máu thịt của nhà văn Đoàn Giỏi với vùng đất này.

Phần II:

Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ về người bà trong bài thơ Tiếng gà trưa

Hướng dẫn:

Nêu cảm nghĩ của em

Lời giải:

Người chiến sĩ trên chặng đường hành quân xa khi dừng chân bên thôn xóm bỗng nghe tiếng gà nhảy ổ quen thuộc người chiến sĩ lại nhớ về kí ức và tuổi thơ đẹp đẽ bên người bà thân yêu. Tiếng gà trưa gợi lại bao kỉ niệm đẹp thời thơ ấu sống với tình yêu thương của người bà. Tiếng bà mắng, hình ảnh bà lo lắng khi trời rét lo cho đàn gà, gà mái mơ, ổ rơm hồng, tay bà khum soi trứng, bóng dáng của bà, những hình ảnh trên đã sống lại trong người chiến sĩ về hình ảnh người bà thân yêu và hết mực yêu thương người cháu của mình. Người bà luôn chăm lo đàn gà, vất vả tần tảo sớm hôm để nuôi cháu trưởng thành như ngày hôm nay, trong lòng người cháu bỗng tuôn trào cảm xúc và sự biết ơn những hi sinh cao cả từ người bà thân yêu. Tiếng gà gáy và hình ảnh người bà đã thôi thúc và trở thành động lực để người cháu chiến đấu vì lòng yêu đất nước, vì xóm làng thân thuộc, vì người bà và vì những kỉ niệm tuổi thờ đã từng gắn bó. Tiếng gà trưa lối thơ nhẹ nhàng kết hợp tự sự, kể lại những kỉ niệm từ tiếng gà gây lên một cảm xúc lắng đọng, xúc động trong tâm hồn người đọc. Bài thơ cũng chính là tình yêu của người cháu đối với người bà, đồng thời là tình yêu làng xóm yêu quê hương đất nước của người cháu.