Hướng dẫn giải Đáp án Đề thi giữa kì 1 – Đề số 3 – Đề thi đề kiểm tra Văn lớp 7 Cánh diều. Hướng dẫn: Đọc kĩ đoạn văn, chú ý giọng văn.
Câu hỏi/Đề bài:
Phần I:
Câu 1
Đoạn trích trên đã sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? A. Biểu cảm B. Tự sự C. Miêu tả D. Thuyết minh |
Hướng dẫn:
Đọc kĩ đoạn văn, chú ý giọng văn, lời kể của nhân vật
Lời giải:
Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt chính: tự sự
=> Đáp án: B
Câu 2
Đặc điểm nổi bật ở bố được người kể tập trung miêu tả, bày tỏ tình cảm, cảm xúc là? A. Mu bàn chân B. Mu bàn chân C. Những ngón chân D. Đôi bàn chân |
Hướng dẫn:
Đọc kĩ đoạn văn, chú ý câu văn cuối
Lời giải:
Đặc điểm nổi bật ở bố được người kể tập trung miêu tả, bày tỏ tình cảm, cảm xúc là đôi bàn chân
=> Đáp án: D
Câu 3
Các từ: khum khum, lỗ rỗ, đâu đâu, vất vả, tất bật, lành lặn thuộc loại từ gì? A. Từ láy B. Từ đơn C. Từ ghép D. Từ nhiều nghĩa |
Hướng dẫn:
Dựa vào khái niệm từ láy
Lời giải:
Các từ: khum khum, lỗ rỗ, đâu đâu, vất vả, tất bật, lành lặn thuộc loại từ láy
=> Đáp án: A
Câu 4
Câu văn: “Bố tất bật đi từ khi sương còn đẫm ngọn cây ngọn cỏ”, thành phần câu nào được mở rộng bằng một cụm từ? A. Thành phần chủ ngữ và vị ngữ B. Thành phần vị ngữ và trạng ngữ C. Thành phần chủ ngữ và trạng ngữ D. Thành phần chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ |
Hướng dẫn:
Đọc kĩ câu văn, chú ý trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ
Lời giải:
Thành phần câu được mở rộng bằng một cụm từ là chủ ngữ và trạng ngữ
=> Đáp án: C
Câu 5
Trong đoạn: “Đêm nào bố cũng ngâm nước nóng hòa muối, gãi lấy gãi để rồi xỏ vào đôi guốc mộc. Khi ngủ bố rên, rên vì đau mình, nhưng cũng rên vì nhức chân” có mấy phó từ? A. 1 phó từ B. 2 phó từ C. 3 phó từ D. 4 phó từ |
Hướng dẫn:
Dựa vào khái niệm phó từ
Lời giải:
Có 3 phó từ
=> Đáp án: C
Câu 6
Đoạn văn trên đã thể hiện tình cảm gì của người viết đối với người bố của mình? A. Trân trọng những tình cảm mà bố đã dành cho gia đình B. Thương đôi bàn chân vất vả của bố đã dãi nắn dầm sương lo lắn cho gia đình C. Lo lắng đôi bàn chân bị bệnh của bố, thấu cảm trước những vất vả của bố D. Yêu thương, trân trọng, biết ơn bố – người đã hi sinh thầm lặng cả cuộc đời cho gia đình |
Hướng dẫn:
Đọc kĩ đoạn văn, chú ý biểu cảm, cảm xúc của người viết
Lời giải:
Đoạn văn thể hiện tình yêu thương, trân trọng, biết ơn bố – người đã hi sinh thầm lặng cả cuộc đời cho gia đình
=> Đáp án: D
Phần II (7 điểm)
Câu 1
Nêu nội dung chính của đoạn trích? |
Hướng dẫn:
Đọc kĩ và nêu nội dung chính
Lời giải:
Thể hiện tình cảm kính trọng, yêu thương, lòng biết ơn sâu nặng của người con đối với đức hi sinh thầm lặng của bố. Bố đã hi sinh lặng thầm vì cuộc sống của chúng ta, những khó nhọc, gánh nặng một mình bố âm thầm đi qua mà không bao giờ lên tiếng cho chúng ta biết những khó nhọc ấy.
Câu 2
Nêu cảm nghĩ về bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh |
Hướng dẫn:
Nêu suy nghĩ của em
Lời giải:
1. Mở bài
– Giới thiệu khái quát về tác giả Xuân Quỳnh: là nhà thơ nữ xuất sắc trong nền thơ hiện đại Việt Nam. Thơ Xuân Quỳnh thường viết về những tình cảm gần gũi, bình dị trong đời sống gia đình và cuộc sống thường ngày, biểu lộ những rung cảm và khát vọng của một trái tim phụ nữ chân thành, tha thiết và đằm thắm
– Giới thiệu về bài thơ “Tiếng gà trưa”: bài thơ được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ. Chủ đề bài thơ gợi lại những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu.
2. Thân bài
a. Tiếng gà trưa trên đường hành quân
– Hoàn cảnh: trên đường hành quân xa, dừng chân bên xóm nhỏ, người chiến sĩ chợt nghe tiếng gà nhảy ổ, tiếng gà đã gợi về những kỉ niệm tuổi thơ thật êm đềm, đẹp đẽ.
– Âm thanh tiếng gà trưa: “Cục…cục tác cục ta”
⇒ Âm thanh tự nhiên, chân thực
– Nghệ thuật điệp từ, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác:
+ Nghe xao động nắng trưa
+ Nghe bàn chân đỡ mỏi
+ Nghe gọi về tuổi thơ
⇒ Tiếng gà trưa gọi về kỉ niệm tuổi thơ, tình cảm xóm làng và xua tan những vất vả, mệt nhọc trên đường hành quân.
b. Tiếng gà trưa gợi lại những kỉ niệm thời thơ ấu
*Những kỉ niệm tuổi thơ:
– Hình ảnh: gà mái mơ, mái vàng và ổ trứng hồng đẹp như tranh “Ổ rơm hồng những trứng/ Này con gà mái mơ …”
– Kỉ niệm: tò mò xem gà đẻ bị bà mắng “- Gà đẻ mà mày nhìn/ Rồi sau này lang mặt…”
– Hình ảnh bà đầy yêu thương, chắt chiu, dành dụm từng quả trứng cho cháu “Tay bà khum soi trứng/ Dành từng quả chắt chiu “
– Niềm vui và mong ước nhỏ bé của tuổi thơ: được quần áo mới từ việc bán gà
⇒ Những kỉ niệm tuổi thơ bình dị, gần gũi, hồn nhiên không thể nào quên của gia đình làng quê Việt Nam.
*Hình ảnh người bà và tình bà cháu:
– Bà mắng: “Gà đẻ…mặt”
⇒ Lời mắng xuất phát từ tình yêu thương, sự quan tâm, chăm sóc của bà dành cho cháu
– Bà chắt chiu trong cảnh nghèo khó, dành trọn vẹn tình yêu thương, sự chăm lo cho cháu: “Tay bà khum soi trứng … Cháu được quần áo mới”
⇒ Tình bà cháu thật sâu nặng, thắm thiết, bà chắt chiu, chăm lo, quan tâm cho cháu, cháu luôn yêu thương, kính trọng bà
c. Tiếng gà trưa gợi những suy tư: đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước:
– Tiếng gà trưa với những kỉ niệm đẹp về tuổi thơ, hình ảnh thân thương của bà đã cùng người chiến sĩ vào cuộc chiến đấu.
– Những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ như tiếp thêm sức mạnh cho người chiến sĩ chiến đấu vì Tổ quốc và cũng vì người bà thân yêu của mình: ” Cháu chiến đấu hôm nay/ Vì lòng yêu Tổ quốc/ Bà ơi, cũng vì bà…”
– Qua những kỉ niệm đẹp được gợi lại, bài thơ đã biểu lộ tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của người cháu với hình ảnh người bà đầy lòng yêu thương, chắt chiu dành dụm chăm lo cho cháu.
– Tình cảm bà cháu đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương, đất nước của mỗi chúng ta. Tình yêu quê hương, đất nước, tình yêu Tổ quốc bắt nguồn từ những tình cảm gia đình thật gần gũi, thân thương và cũng thật sâu sắc. Những tình cảm thiêng liêng, gần gũi ấy như tiếp thêm sức mạnh cho người chiến sĩ, như tiếp thêm sức mạnh cho mỗi người để chiến thắng…
3. Kết bài
– Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ:
+ Nội dung: Tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm tình quê hương đất nước
+ Nghệ thuật: thể thơ 5 chữ, điệp ngữ, hình ảnh thơ bình dị, gần gũi…
– Cảm nghĩ của bản thân về tình bà cháu.