Giải các biểu thức trong ngoặc trước – Quy đồng về cùng mẫu số rồi áp dụng quy tắc cộng trừ – Tính tử số. Hướng dẫn cách giải/trả lời Giải bài 5 trang 11 vở thực hành Toán 7 – Luyện tập chung trang 10. Tính giá trị của các biểu thức sau:…
Đề bài/câu hỏi:
Tính giá trị của các biểu thức sau:
a,
\(A = \left( {2 – \frac{1}{2} – \frac{1}{8}} \right):\left( {1 – \frac{3}{2} – \frac{3}{4}} \right);\)
b, \(B = 5 – \frac{{1 + \frac{1}{3}}}{{1 – \frac{1}{3}}}.\)
Hướng dẫn:
– Giải các biểu thức trong ngoặc trước
– Quy đồng về cùng mẫu số rồi áp dụng quy tắc cộng trừ
– Tính tử số, rồi mẫu số trước
Lời giải:
a, \(2 – \frac{1}{2} – \frac{1}{8} = \frac{{16}}{8} – \frac{4}{8} – \frac{1}{8} = \frac{{16 – 4 – 1}}{8} = \frac{{11}}{8}\)
và \(1 – \frac{3}{2} – \frac{3}{4} = \frac{4}{4} – \frac{6}{4} – \frac{3}{4} = \frac{{4 – 6 – 3}}{4} = – \frac{5}{4}\)
Vậy \(A = \frac{{11}}{8}:\frac{{ – 5}}{4} = \frac{{11}}{8}.\frac{4}{{ – 5}} = \frac{{11.4}}{{8.( – 5)}} = \frac{{ – 11}}{{10}}.\)
b, Ta có:
\(\begin{array}{l}\left( {1 + \frac{1}{3}} \right):\left( {1 – \frac{1}{3}} \right) = \left( {\frac{3}{3} + \frac{1}{3}} \right):\left( {\frac{3}{3} – \frac{1}{3}} \right)\\ = \frac{4}{3}:\frac{2}{3} = \frac{4}{3}.\frac{3}{2} = 2\end{array}\)
Vậy \(B = 5 – 2 = 3.\)