Thay giá trị \(x = – \dfrac{1}{8}\) vào đa thức P(x) = 4x + \(\dfrac{1}{2}\) để tính giá trị P(\( – \dfrac{1}{8}\)). Hướng dẫn trả lời Giải bài 7.10 trang 30 SGK Toán 7 tập 2 – Kết nối tri thức – Bài 25. Đa thức một biến. Kiểm tra xem: a) x=1/8 có phải là nghiệm của đa thức P(x) = 4x + 1/2 không?…
Đề bài/câu hỏi:
Kiểm tra xem:
a) \(x = – \dfrac{1}{8}\) có phải là nghiệm của đa thức P(x) = 4x + \(\dfrac{1}{2}\) không?
b) Trong ba số 1; -1 và 2, số nào là nghiệm của đa thức Q(x) = x2 + x – 2 ?
Hướng dẫn:
a) Thay giá trị \(x = – \dfrac{1}{8}\) vào đa thức P(x) = 4x + \(\dfrac{1}{2}\) để tính giá trị P(\( – \dfrac{1}{8}\)). Nếu P(\( – \dfrac{1}{8}\)) = 0 thì \(x = – \dfrac{1}{8}\) là nghiệm của P(x)
b) Tìm Q(1); Q(-1); Q(2). Tại giá trị x nào mà Q(x) = 0 thì số đó là nghiệm của Q(x)
Lời giải:
a) Ta có: P(\( – \dfrac{1}{8}\)) = 4.(\( – \dfrac{1}{8}\))+ \(\dfrac{1}{2}\)= (-\(\dfrac{1}{2}\)) + \(\dfrac{1}{2}\) = 0
Vậy \(x = – \dfrac{1}{8}\) là nghiệm của đa thức P(x) = 4x + \(\dfrac{1}{2}\)
b) Q(1) = 12 +1 – 2 = 0
Q(-1) = (-1)2 + (-1) – 2 = -2
Q(2) = 22 + 2 – 2 = 4
Vì Q(1) = 0 nên x = 1 là nghiệm của Q(x)