Giải Hoạt động 1 Bài 2. Số thực. Giá trị tuyệt đối của một số thực (trang 35) – SGK Toán 7 Chân trời sáng tạo. Gợi ý: Mỗi số thập phân vô hạn không tuần hoàn là biểu diễn thập phân của một số.
Câu hỏi/Đề bài:
Trong các số sau, số nào là số hữu tỉ, số nào là số vô tỉ?
\(\frac{2}{3};\,\,\,\,3,\left( {45} \right);\,\,\,\,\sqrt 2 ;\,\,\, – 45;\,\,\, – \sqrt 3 ;\,\,\,0;\,\,\,\,\pi .\)
Hướng dẫn:
– Mỗi số thập phân vô hạn không tuần hoàn là biểu diễn thập phân của một số, số đó gọi là số vô tỉ.
– Số hữu tỉ được viết dưới dạng \(\frac{a}{b}\), trong đó a và b là các số nguyên, b khác 0.
Lời giải:
Ta có: \(3,\left( {45} \right) = \frac{{38}}{{11}}\); \( – 45 = \frac{{ – 45}}{1};\,\,0 = \frac{0}{1}\) do đó:
Các số hữu tỉ là: \(\frac{2}{3};\,3,\left( {45} \right);\, – 45;\,0\).
Các số vô tỉ là: \(\sqrt 2 ;\, – \sqrt 3 ;\,\pi \).
Chú ý:
Số thập phân vô hạn tuần hoàn cũng là số hữu tỉ.