Trang chủ Lớp 7 Toán lớp 7 SGK Toán 7 - Chân trời sáng tạo Bài 6 trang 63 Toán 7 tập 2 – Chân trời sáng...

Bài 6 trang 63 Toán 7 tập 2 – Chân trời sáng tạo: Một khung cửa sổ hình tam giác có thiết kế như Hình 18a được vẽ lại như Hình 18b. a) Cho biết ∠ A_1 = 42^o

Sử dụng các tính chất của tam giác cân. Hướng dẫn trả lời Giải bài 6 trang 63 SGK Toán 7 tập 2 – Chân trời sáng tạo – Bài 3. Tam giác cân. Một khung cửa sổ hình tam giác có thiết kế như Hình 18a được vẽ lại như Hình 18b….

Đề bài/câu hỏi:

Một khung cửa sổ hình tam giác có thiết kế như Hình 18a được vẽ lại như Hình 18b.

a) Cho biết \(\widehat {{A_1}}\)\( = {42^o}\). Tính số đo của \(\widehat {{M_1}}\),\(\widehat {{B_1}}\),\(\widehat {{M_2}}\).

b) Chứng minh MN // BC, MP // AC.

c) Chứng minh bốn tam giác cân AMN, MBP, PMN, NPC bằng nhau.

Hướng dẫn:

Sử dụng các tính chất của tam giác cân

Lời giải:

a) Ta thấy tam giác AMN cân tại A do AM = AN

\( \Rightarrow \widehat {{M_1}} = ({180^o} – \widehat {{A_1}}):2 = ({180^o} – {42^o}):2 = {69^o}\)

Ta thấy tam giác PMN = tam giác AMN ( c-c-c )

\( \Rightarrow \widehat {{M_1}} = \widehat {PMN} = {69^o}\) (góc tương ứng )

Mà \( \Rightarrow \widehat {{M_1}} + \widehat {{M_2}} + \widehat {PMN} = {180^o}\)( các góc kề bù )

\( \Rightarrow \widehat {{M_2}} = {180^o} – {69^o} – {69^o} = {42^o}\)

Mà tam giác MPB cân tại M do MB = MP nên

\( \Rightarrow \widehat {{B_1}} = \widehat {MPB}\)

Áp dụng định lí tổng 3 góc trong tam giác

\( \Rightarrow \widehat {{B_1}} = ({180^o} – {42^o}):2 = {69^o}\)

b) Ta thấy \(\widehat {{B_1}}\)và \(\widehat {{M_1}}\)ở vị trí đồng vị và bằng nhau nên

\( \Rightarrow \)MN⫽BC

Vì tam giác PMN = tam giác AMN nên ta có

\( \Rightarrow \widehat {{M_1}} = \widehat {ANM} = \widehat {PMN} = \widehat {MNP}\)( do 2 tam giác cân và bằng nhau )

Mà \(\widehat {MNA}\)và\(\widehat {PMN}\) ở vị trí so le trong

\( \Rightarrow \)MP⫽AC

c) Ta có \(\Delta AMN = \Delta PMN = \Delta MBP(c – g – c)\)(1)

Vì MP⫽AC ( chứng minh trên )

\( \Rightarrow \widehat {MPN} = \widehat {PNC}\) ( 2 góc so le trong ) =\({42^o}\)

\( \Rightarrow \Delta MPN = \Delta NCP(c – g – c)\)(2)

Từ (1) và (2) \( \Rightarrow \) 4 tam giác cân AMN, MBP, PMN, NCP bằng nhau