Trả lời Luyện tập vận dụng 4 Bài 8. Đại lượng tỉ lệ nghịch (trang 66, 67) – SGK Toán 7 Cánh diều. Hướng dẫn: Số răng và số vòng quay được của bánh răng là 2 đại lượng tỉ lệ nghịch.
Câu hỏi/Đề bài:
Có ba bánh răng a,b,c ăn khớp nhau (Hình 8). Số răng a,b,c theo thứ tự là 12;24;18. Cho biết mỗi phút bánh răng a quay được 18 vòng. Tính số vòng quay trong một phút của mỗi bánh răng b và c.
Hướng dẫn:
Số răng và số vòng quay được của bánh răng là 2 đại lượng tỉ lệ nghịch
Sử dụng tính chất 2 đại lượng tỉ lệ nghịch: x1. y1 = x2. y2 = x3. y3
Lời giải:
Vì quãng đường quay được của 3 bánh răng là như nhau nên số răng và số vòng quay được của bánh răng là hai đại lượng tỉ lệ nghịch
Gọi số vòng quay được trong 1 phút của bánh răng b và c lần lượt là x, y (vòng) (x,y >0)
Theo tính chất của 2 đại lượng tỉ lệ nghịch, ta có:
12. 18 = 24 . x = 18 . y
Nên x = 12.18:24 = 9 (vòng)
y = 12.18 : 18 = 12 (vòng)
Vậy số vòng quay trong một phút của mỗi bánh răng b và c lần lượt là: 9 vòng và 12 vòng.