Vận tốc và thời gian đi cùng quãng đường là 2 đại lượng tỉ lệ nghịch Sử dụng tính chất 2 đại lượng tỉ lệ. Phân tích, đưa ra lời giải Giải bài 6 trang 68 SGK Toán 7 tập 1 – Cánh diều – Bài 8. Đại lượng tỉ lệ nghịch. Một loại tàu cao tốc hiện nay ở Nhật Bản có thể di chuyển với tốc độ trung bình là…
Đề bài/câu hỏi:
Một loại tàu cao tốc hiện nay ở Nhật Bản có thể di chuyển với tốc độ trung bình là 300 km/h, nhanh gấp 1,43 lần so với thế hệ tàu cao tốc đầu tiên.
Nếu tàu cao tốc loại đó chạy một quãng đường trong 4 giờ thì tàu cao tốc thế hệ đầu tiên sẽ phải chạy quãng đường đó trong bao nhiêu giờ?
Hướng dẫn:
Vận tốc và thời gian đi cùng quãng đường là 2 đại lượng tỉ lệ nghịch
Sử dụng tính chất 2 đại lượng tỉ lệ nghịch: \(\frac{{{x_1}}}{{{x_2}}}\) = \(\frac{{{y_2}}}{{{y_1}}}\)
Lời giải:
Gọi t1, v1 lần lượt là thời gian và vận tốc của thế hệ tàu cao tốc đầu tiên.
t2, v2 lần lượt là thời gian và vận tốc của cao tốc hiện nay.
Vì quãng đường không đổi nên vận tốc và thời gian là 2 đại lượng tỉ lệ nghịch.
Áp dụng tính chất 2 đại lượng tỉ lệ nghịch, ta có:
\(\frac{{{v_2}}}{{{v_1}}} = \frac{{{t_1}}}{{{t_2}}}\)
Mà tàu hiện nay đi với vận tốc gấp 1,43 lần so với thế hệ tàu cao tốc đầu tiên nên \(\frac{{{v_2}}}{{{v_1}}} = 1,43\).
Ta được: \(\frac{{{t_1}}}{4} = 1,43 \Rightarrow {t_1} = 1,43.4 = 5,72\)(h).
Vậy nếu tàu cao tốc loại đó chạy một quãng đường trong 4 giờ thì tàu cao tốc thế hệ đầu tiên sẽ phải chạy quãng đường đó trong 5,72 giờ.