Gọi tuổi của một người là x rồi ta thực hiện các bước như lời bạn Hạnh nói. Trả lời Giải bài 5 trang 63 SGK Toán 7 tập 2 – Cánh diều – Bài 4. Phép nhân đa thức một biến. Ảo thuật với đa thức Bạn Hạnh bảo với bạn Ngọc:…
Đề bài/câu hỏi:
Ảo thuật với đa thức
Bạn Hạnh bảo với bạn Ngọc:
“- Nếu bạn lấy tuổi của một người bất kì cộng thêm 5;
– Được bao nhiêu đem nhân với 2;
– Lấy kết quả đó cộng với 10;
– Nhân kết quả vừa tìm được với 5;
– Đọc kết quả cuối cùng sau khi trừ đi 100. Mình sẽ đoán được tuổi của người đó.”
Em hãy sử dụng kiến thức nhân đa thức để giải thích vì sao bạn Hạnh lại đoán được tuổi người đó.
Hướng dẫn:
Gọi tuổi của một người là x rồi ta thực hiện các bước như lời bạn Hạnh nói.
Lời giải:
Gọi số tuổi của một người là x (tuổi)
– Nếu bạn lấy tuổi của một người bất kì cộng thêm 5: \(x + 5\)
– Được bao nhiêu đem nhân với 2: \((x + 5).2 = 2x + 10\)
– Lấy kết quả đó cộng với 10: \(2x + 10 + 10 = 2x + 20\)
– Nhân kết quả vừa tìm được với 5: \((2x + 20).5 = 10x + 100\)
– Đọc kết quả cuối cùng sau khi trừ đi 100: \(10x + 100 – 100 = 10x\).
Vậy kết quả cuối cùng mà bạn Ngọc đọc sẽ là \(10x\) tức là 10 lần số tuổi của người đó. Vậy nên khi có kết quả mà bạn Ngọc đọc lên, bạn Hạnh chỉ cần lấy số đó chia cho 10 là ra tuổi của người mà bạn Hạnh chọn.