Đa thức một biến là tổng những đơn thức của cùng một biến. Mỗi đơn thức cũng là một đa thức. Giải chi tiết Giải bài 1 trang 52 SGK Toán 7 tập 2 – Cánh diều – Bài 2. Đa thức một biến. Nghiệm của đa thức một biến. Biểu thức nào sau đây là đa thức một biến? Tìm biến và bậc của đa thức đó….
Đề bài/câu hỏi:
Biểu thức nào sau đây là đa thức một biến? Tìm biến và bậc của đa thức đó.
a) \( – 2x\)
b) \( – {x^2} – x + \dfrac{1}{2}\)
c) \(\dfrac{4}{{{x^2} + 1}} + {x^2}\);
d) \({y^2} – \dfrac{3}{y} + 1\)
e) \( – 6z + 8\)
g) \( – 2{t^{2021}} + 3{t^{2020}} + t – 1\).
Hướng dẫn:
Đa thức một biến là tổng những đơn thức của cùng một biến. Mỗi đơn thức cũng là một đa thức.
Bậc của đa thức là số mũ cao nhất của biến có trong đa thức.
Lời giải:
Các biểu thức là đa thức một biến là:
a) \( – 2x\) có biến là x và bậc của đa thức là 1.
b) \( – {x^2} – x + \dfrac{1}{2}\) có biến là x và bậc của đa thức là bậc 2.
e) \( – 6z + 8\) có biến là z và bậc của đa thức là bậc 1.
g) \( – 2{t^{2021}} + 3{t^{2020}} + t – 1\) có biến là t và bậc của đa thức là 2021.