Số hữu tỉ là số viết được dưới dạng phân số \(\frac{a}{b}(a, b \in Z, b \ne 0)\. Hướng dẫn giải Giải bài 1 trang 10 SGK Toán 7 tập 1 – Cánh diều – Bài 1. Tập hợp Q các số hữu tỉ. Các số 13, -29; -2,1; 2,28; -12/ -18 có là số hữu tỉ không? Vì sao?…
Đề bài/câu hỏi:
Các số 13, -29; -2,1; 2,28; \(\frac{{ – 12}}{{ – 18}}\) có là số hữu tỉ không? Vì sao?
Hướng dẫn:
Số hữu tỉ là số viết được dưới dạng phân số \(\frac{a}{b}(a,b \in Z,b \ne 0)\)
Lời giải:
Các số 13, -29; -2,1; 2,28; \(\frac{{ – 12}}{{ – 18}}\) có là số hữu tỉ vì:
\(13 = \frac{{13}}{1}; – 29 = \frac{{ – 29}}{1}; – 2,1 = \frac{{-21}}{{10}};\\2,28 = \frac{{228}}{{100}} = \frac{{57}}{{25}};\frac{{ – 12}}{{ – 18}} = \frac{2}{3}\)
Chú ý: Một số nguyên cũng là một số hữu tỉ.