Chứng minh \(\Delta ABE = \Delta CDE\left( {g – c – g} \right)\. Giải chi tiết Giải bài 4.26 trang 61 sách bài tập toán 7 – Kết nối tri thức với cuộc sống – Bài 14: Trường hợp bằng nhau thứ hai và thứ ba của tam giác. Cho các điểm A, B, C, D, E như Hình 4.26,…
Đề bài/câu hỏi:
Cho các điểm A, B, C, D, E như Hình 4.26, biết rằng AB = CD, \(\widehat {BAE} = \widehat {DCE}\). Chứng minh rằng:
a) E là trung điểm của các đoạn thẳng AC và BD.
b) \(\Delta ACD = \Delta CAB\)
c) AD song song với BC.
Hướng dẫn:
a) Chứng minh \(\Delta ABE = \Delta CDE\left( {g – c – g} \right)\)
b) Chứng minh \(\Delta ACD = \Delta CAB (c – g – c)\)
c) Chỉ ra 2 góc ở vị trí so le trong bằng nhau.
Lời giải:
a) Áp dụng định lí tổng ba góc trong tam giác ABE, ta có:
\(\widehat B +\widehat A + \widehat {AEB}=180^0\)
Áp dụng định lí tổng ba góc trong tam giác DCE, ta có:
\(\widehat D + \widehat C+ \widehat {DEC}=180^0\)
Mà \(\widehat {AEB} = \widehat {DEC}\) (2 góc đối đỉnh); \(\widehat{A}=\widehat{C}\)
\( \Rightarrow \widehat B = \widehat D\)
Xét \(\Delta ABE\) và \(\Delta CDE\) có:
AB = CD (gt)
\(\begin{array}{l}\widehat A = \widehat C\left( {gt} \right)\\\widehat B = \widehat D\left( {cmt} \right)\\ \Rightarrow \Delta ABE = \Delta CDE\left( {g – c – g} \right)\end{array}\)
\( \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}AE = CE\\BE = DE\end{array} \right.\) (cặp cạnh tương ứng)
Vậy E là trung điểm của các đoạn thẳng AC và BD.
b)
Xét \(\Delta ACD\) và \(\Delta CAB\) có:
AC: Cạnh chung
\(\widehat {ACD} = \widehat {CAB}\)(gt)
CD = AB (gt)
\( \Rightarrow \Delta ACD = \Delta CAB\left( {c – g – c} \right)\)
c)
Ta có: \(\Delta ACD = \Delta CAB\left( {cmt} \right) \Rightarrow \widehat {CAD} = \widehat {ACB}\)(2 góc tương ứng)
Mà 2 góc ở vị trí so le trong
\( \Rightarrow AD// BC\) (Dấu hiệu nhận biết 2 đường thẳng song song).